Mang app “na ná” Money Lover đi gọi vốn, startup bị shark Bình khẩn thiết khuyên dừng lại: Đội ngũ “non xanh”, sản phẩm mù mờ, marketing sai hướng
"Làm ra tiền đã khó, giữ được số tiền ấy lại càng khó hơn. Chính vì lý do đấy mà các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân ra đời. Nhưng hiện nay các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân đều đã cũ và không mang lại được trải nghiệm mới mẻ cho người dùng", founder Trần Thu Hằng giới thiệu.
Với lý do đó, startup này đã xây dựng và cho ra mắt ứng dụng Money Bot, "là ứng dụng đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có tính năng chat bot và công nghệ AI để hỗ trợ người dùng nhập thông tin chi tiêu của mình".
Co-founder Nguyễn Đức Giang cho biết thêm, ứng dụng còn có khả năng phân tích thói quen chi tiêu của người dùng để đưa ra lời khuyên, giúp người dùng cải thiện kỹ năng chi tiêu. Money Bot cũng được tích hợp với các ví điện tử, ngân hàng và bảo hiểm để trở thành đơn vị phân phối sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến người dùng.
Theo dự tính, tổng chi phí năm đầu tiên là 3,8 tỷ đồng, doanh thu 6,3 tỷ đồng, sau 1,3 năm sẽ đạt điểm rơi lợi nhuận. Doanh thu đến từ lượt tải về, bán tài khoản premium và quảng cáo. Mức phí cho tài khoản premium là 19.000 đồng/tháng hoặc 89.000 đồng/năm. Tuy nhiên, doanh thu quảng cáo mới chiếm phần lớn, bên cạnh đó thu hoa hồng từ bảo hiểm và ngân hàng nằm trong kế hoạch của giai đoạn sau.
"Trên App store, mỗi lượt tải được trả 1 USD. Khi lượt tải bắt đầu từ 10.001 thì Apple sẽ bắt đầu trả phí", Trần Thu Hằng giải thích. Ứng dụng hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện sản phẩm và vừa ra mắt hồi tháng 6/2021.
Trước câu hỏi của Shark Hưng về cách startup liên kết với ngân hàng, bảo hiểm, co-founder Nguyễn Đức Giang giải thích: "Bọn em sẽ liên kết với bên ví điện tử và ngân hàng, bảo hiểm. Bọn em sẽ chỉ nhận thông tin đã thanh toán, chuyển khoản hay chưa để hiển thị lên trên app".
Còn trả lời câu hỏi của Shark Phú về nền tảng công việc trước khi khởi nghiệp, Trần Thu Hằng cho biết cô xuất thân từ một người thiết kế đồ hoạ và mobile app, còn Nguyễn Đức Giang là IT. Cả hai đều có thời gian làm việc tại Rikkeisoft - một trong những doanh nghiệp sản xuất, outsource phần mềm lớn tại Việt Nam và Nhật Bản.
Shark Liên - người kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm lại thắc mắc về vai trò của ứng dụng trong hệ sinh thái của các công ty bảo hiểm.
"Bọn em sẽ giống như đại lý để phân phối sản phẩm của Shark Liên. Khi người dùng sử dụng ứng dụng thì bọn em biết được thói quen chi tiêu của khách hàng, sau đó thống kê lại và đưa ra lời khuyên chi tiêu cho khách", Trần Thu Hằng làm rõ.
Trong khi đó, Shark Bình nhận định bản chất của Money Bot là một ứng dụng ghi sổ và hiện đã có hàng nghìn ứng dụng tương tự phục vụ cho việc này, thậm chí còn miễn phí.
Nguyễn Đức Giang giải thích điểm đặc biệt trong ứng dụng của mình: "Cái "signature" của chúng em là vấn đề nhập liệu. Ở những ứng dụng khác, người dùng sẽ phải nhập thời gian, danh mục chi tiêu, số tiền thì với chúng em, mọi người chỉ cần nhắn tin nhắn, ví dụ như "hôm qua tôi đi chợ hết 100.000 đồng" thì bọn em sẽ tự dùng AI để phân tích ra cái nào là danh mục, số tiền".
Shark Bình lại nhấn mạnh chỉ có 3 cách để nhập chi tiêu, bao gồm: thông qua số dư tài khoản ngân hàng, thẻ - điều mà đa phần các app không lấy được dữ liệu, cuối cùng là nhập tay.
Tuy nhiên, Shark Hưng lại gợi ý startup có thể vẫn đi theo hướng hiện tại nhưng phải nghĩ ra mô hình khác. "Mô hình của các bạn đang kinh doanh rất truyền thống. Mô hình đặc biệt là công nghệ mà bạn lại thu tiền từ người dùng thì khó lắm. Nếu bạn bán kết hợp được những sản phẩm tài chính cá nhân như bảo hiểm, ngân hàng hay các dịch vụ đầu tư, tư vấn tiêu dùng, đó mới là cái cực kỳ lớn. Như Facebook tại sao có 3,5 tỷ người dùng, vì nó miễn phí. Bạn muốn bán được quảng cáo, thu hoa hồng thì bạn phải miễn phí tải về, và làm sao để nó thật hữu dụng. Những vấn đề đó thực ra lại phụ thuộc vào ý kiến tư vấn của chuyên gia, ai là người đủ trình độ để tư vấn. Còn các bạn không biết dựa vào đâu, hay chỉ dựa vào vài cuốn sách đi mua về tài chính cá nhân rồi căn cứ theo mô hình của tác giả?"
Chưa hết, Shark Hưng muốn nghe thêm lời trình bày kế hoạch kinh doanh từ một thành viên là dân kinh doanh. Sau đó, đồng sáng lập Nguyễn Thị Tú Sương xuất hiện và giải thích cách để có được 1 triệu người dùng. Cô cho biết công ty đã phân tích thị trường và nhận thấy nhu cầu của người dùng hiện nay trên thị trường app, từ năm 2016 đến 2020, tăng kỷ lục hơn 400%. Qua nghiên cứu các ứng dụng về tài chính đã có, đội ngũ đặt kỳ vọng đạt 1 triệu người dùng trong 5 năm.
Tuy nhiên, Shark Bình ngay lập tức ngắt lời và cho rằng kỳ vọng này là hoàn toàn viển vông.
Nguyễn Thị Tú Sương giải thích thêm về chiến dịch marketing của Money Bot, cho biết sẽ tập trung thu hút đối tượng sinh viên đại học bằng cách tổ chức các workshop để thu hút lượt tải về. Sau đó, nhờ sức các KOLs nhỏ lẻ để lan truyền sản phẩm.
Shark Linh hỏi thêm về những chức năng trong gói premium.
"Trong phần chat có chat bot, chat voice và scan hoá đơn. Hiện tại trong 6 tháng đầu tiên sẽ miễn phí hoàn toàn. Sau đó chúng em sẽ phát triển thêm về việc chia sẻ hoá đơn khi ăn uống,.. Thứ hai là được đồng bộ nhiều ví hơn thông qua liên kết ngân hàng, được sử dụng tất cả các thẻ, không bị giới hạn, không bị quảng cáo. Sau khi bước vào giai đoạn 3 về bảo hiểm nữa thì chắc chắn sẽ có những ưu đãi, voucher cho người đang sử dụng gói premium", co-founder Tú Sương giải thích.
Shark Bình khẩn thiết mong startup dừng lại, Shark Hưng nói đổi mô hình
Đến đây, Shark Bình một lần nữa nhấn mạnh, tại trình độ hiện nay thì những tính năng của Money Bot đều hết sức bình thường và đã được nhiều startup phát triển hàng chục năm. "Em nói ứng dụng miễn phí trong 6 tháng đầu tiên, anh nghĩ các em phải miễn phí cả đời. Các app tương tự đều miễn phí hoàn toàn và họ kiếm tiền từ quảng cáo. Điểm thứ ba là em nói rất nhiều về các biện pháp marketing nhưng anh dạy cho em một điều, trong ngành công nghệ, một đối thủ ra sau sẽ mất chi phí lấy khách hàng từ tay đối thủ cao gấp 3 lần người đi trước. Các em đã sinh sau đẻ muộn, lại không có gì đặc biệt, chắc chắn chi phí phải gấp 3 lần thì làm gì có cửa. Chính vì thế tôi khuyên các em suy nghĩ lại để đỡ phí tuổi thanh xuân và tiền của các Shark".
Dẫu vậy, nhà sáng lập Trần Thu Hằng vẫn tin tưởng rằng Money Bot đang mang lại một công nghệ đơn giản nhưng dễ dàng và thuận lợi cho người dùng.
"Sau khi chương trình phát sóng thì một tuần sau các ứng dụng khác sẽ có", ông chủ NextTech phản biện. Ông cho rằng một lập trình viên cứng có thể tạo ra những tính năng của Money Bot chỉ trong vòng 1 tuần, còn đội ngũ sáng lập vẫn "non và xanh". Một lần nữa ông khẩn khoản, khuyên startup nên dừng lại, dùng năng lực của mình để tạo ra những thứ mới mẻ hơn. Shark Bình sau đó cũng quyết định không đầu tư.
Tương tự, Shark Phú và Shark Liên đều lần lượt lắc đầu.
Về phần Shark Linh, bà nhận định Money Bot có 2 điểm đang đi đúng hướng. "Thứ nhất là các em xuất phát từ một nỗi khổ trong cuộc sống. Các ứng dụng đã thành công cũng bắt đầu tư việc người ta dùng một cái gì đó chưa phù hợp, dựa vào nỗi đau của khách hàng để tạo ra sản phẩm. Điểm thứ hai, như các em nói, công nghệ bây giờ không có gì quá mới mẻ. Một công ty công nghệ có thể khá thành công với trải nghiệm khách hàng tốt. Các bạn bước đầu đã có hướng đúng.
Chỉ sợ là các em chưa phân tích những hướng kế tiếp vì mô hình này rất khó. Chị khuyên các em phải tìm hiểu sâu hơn. Công ty còn khá trẻ nên chị quyết định không đầu tư".
Như vậy đến cuối cùng, các nhà sáng lập Money Bot đã ngậm ngùi ra về trắng tay.
TIN CŨ HƠN
- Vừa nhận 1 triệu USD từ Shark Bình và ông lớn Hàn Quốc, Coolmate tiếp tục được VIC Partners của ông Hùng Đinh rót vốn
- Startup giao hàng Loship gọi vốn thành công 12 triệu USD từ quỹ của Alibaba, tham vọng giao hàng trong 1 giờ
- Startup cung cấp mực đang bơi định giá công ty 50 tỷ, Shark Bình gọi "giấc mơ hơi lãng mạn", Shark Liên vẫn quyết định đầu tư
- Startups bán đồ chơi cho "nhà giàu": Bộ cờ vua giá 40 triệu đồng, cá ngựa 1,2 triệu, mới mở 1 năm định giá công ty 25 tỷ đồng
- Startup MXH cho thú cưng, tham vọng 100 triệu users: Shark Bình ví với mô hình Ưebtretho đã thất bại, shark Liên bảo thay vì đầu tư thì dành tiền từ thiện
- Shark Liên và Shark Phú cùng vào "ép giá", Founder dầu lạc Việt chấp nhận đầu tư để trở thành doanh nghiệp số 1 Việt Nam về sản phẩm lạc
- Shark Bình gọi thẳng startup TanCa là “kẻ đào mỏ”: Kinh doanh phần mềm chấm công bằng camera AI, GPS công nghệ “bình thường”, chưa có lãi nhưng định giá tận 5 triệu USD
- Founder Nobita.pro thách thức Shark Phú “anh đố gì khó hơn đi”: Là KOL "máu mặt" giới marketing chạy ads, sở hữu công ty làm TikTok cho Nhật Anh Trắng, Vlog 1977, Binz...
- CEO startup nhiều triệu USD than thở trong Covid: 10 năm khởi nghiệp chưa bao giờ đứng trước tình huống bất định thế này!
- Soi lại màn gọi vốn của CNV Loyalty: Lại một startup của Shark Bình, được các Shark ‘mớm cung’ liên tục, giành giật đầu tư với định giá gấp 2,5 lần chỉ sau vài tháng?