Muốn doanh nghiệp nhỏ và vừa “sống khỏe”, cần phải làm gì?

Các chính sách phải hướng vào doanh nghiệp tư nhân, dù ở quy mô nào, với tinh thần cải cách, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tạo động lực và sức bật...

Gặp phải nhiều rào cản trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh nên không ít doanh nghiệp tư nhân “ốm yếu” và “chết yểu”. Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp nào mới thành lập mà có được “sinh nhật” lần thứ hai.

 Muốn doanh nghiệp nhỏ và vừa “sống khỏe”, cần phải làm gì? - Ảnh 1.
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa "khát" vốn và cần môi trường kinh doanh thông thoáng để phát triển. (Ảnh minh họa)

Tạo động lực và sức bật

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có hơn 600.000 doanh nghiệp, bao gồm gần 500.000 doanh nghiệp tư nhân. Trong số đó, hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và chỉ có 2% là doanh nghiệp lớn.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cho rằng, do khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, công nghệ, kỹ năng quản trị và điều hành... nên DNNVV còn yếu kém, không thể phát huy hết tiềm năng.

Để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, ông Thân nhấn mạnh, cần phải đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Qua đó, minh bạch thông tin, cắt giảm chi phí, tránh gây phiền hà cho của doanh nghiệp.

Đề cập sự hỗ trợ của nhà nước cũng như các chính sách cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVV), GS. TS. Ngô Thắng Lợi - Trưởng Bộ môn Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khẳng định, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của nhà nước để có thể cải thiện hiệu quả. Sự tồn tại của họ trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và không có lợi về phia họ.

 Muốn doanh nghiệp nhỏ và vừa “sống khỏe”, cần phải làm gì? - Ảnh 2.
 GS. TS. Ngô Thắng Lợi
 
GS. Lợi lưu ý: Cần đảm bảo thể chế kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân, nhất là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Cần có các chính sách để hạn chế những đặc quyền, đặc lợi của các doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng. Trong đó, các chính sách nên tập trung vào việc tôn trọng quyền được kinh doanh và quyền tài sản của các doanh nghiệp tư nhân.

“Nghĩa là, các cơ quan quản lý cũng như các tổ chức kinh tế phải thực sự coi trọng doanh nghiệp tư nhân, không được xem thường họ với bất kỳ quy mô nào, các chính sách phải hướng vào doanh nghiệp tư nhân với tinh thần cải cách thủ tục, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, không gây khó khăn cho họ, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp các doanh nghiệp có niềm tin, tạo động lực và sức bật cho họ phát triển”, GS. Lợi nêu rõ.

Theo phân tích của vị giáo sư này, quan trọng nhất vẫn là thực hiện nhanh quá trình “cởi trói” cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh và bảo vệ hợp pháp của nhà đầu tư, tuyệt đối không đặt ra các rào cản, các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý gây cản trở hoạt động của DNTN, quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc chính phủ kiến tạo, lấy doanh nghiệp làm động lực để thúc đẩy nền kinh tế.

Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương đã được “phân vai” với các nhiệm vụ cụ thể từ rà soát để loại bỏ các rào cản pháp lý, thủ tục hành chính còn rườm rà, mang nặng tư tưởng “xin-cho”, đến việc xây dựng các cơ chế tài chính, khơi thông nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Bên cạnh đó, GS. Ngô Thắng Lợi gợi ý tháo gỡ khó khăn cho DNTN, DNNVV thông qua chính sách tạo môi tường đầu tư và cơ hội bỏ vốn. Các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, vẫn tiếp tục cần với mức độ mạnh hơn các chính sách ưu tiên nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế. Các chính sách đa dạng hoá các hình thức cho vay, các sản phẩm cho vay, đơn giản hoá thủ tục vay và thanh toán, đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp. Các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, thuê đất đai, thành lập doanh nghiêp, các chính sách thuế... cần được ưu tiên nhiều hơn cho các DNNVV. Cần có chính sách thuế hợp lý theo hướng “nuôi dưỡng nguồn thu” đối với các DNNVV để bảo đảm cho các doanh nghiệp này đỡ chịu gánh nặng thuế quá lớn trong khi họ chưa có đủ lực chống đỡ.

Về cơ hội bỏ vốn, GS. Lợi cho rằng, cần hỗ các DNTN, DNNVV trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu, giới thiệu khách hàng, nhà cung cấp, tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cụ thể các nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp...

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Tăng cường hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu

 Tại buổi công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2019 vừa qua, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, ông Eric Sidgwick khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh và chú trọng tăng cường hội nhập các doanh nghiệp tư nhân vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Đây vốn là một trong những thách thức chính sách quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Cùng đó là cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tài chính của các DNVVN, cũng như nâng cao năng lực của các DNVVN – gồm cả kỹ năng của người lao động – là những biện pháp quan trọng để cho phép các DNVVN áp dụng tốt hơn các công nghệ mới và đạt được giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu, ông Eric Sidgwick nêu rõ.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho rằng, các DNNVV cần có vốn để thuê mua trang thiết bị và công nghệ mới cho sản xuất. “Nếu không cải thiện được khả năng tiếp cận vốn và kỹ năng, DNNVV sẽ tiếp tục tụt hậu trên con đường hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Cường nói.

 Muốn doanh nghiệp nhỏ và vừa “sống khỏe”, cần phải làm gì? - Ảnh 3.
 Doanh nhân Phạm Đình Đoàn

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho biết, hiện có nhiều lĩnh vực, hoạt động kinh doanh doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ. Nếu xét thấy DNTN có thể làm tốt hơn thì nên giao lại cho họ làm để Nhà nước chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính của mình đó là quản lý.

Ông Đoàn đánh giá, khu vực DNTN ngày càng tỏ ra có nội lực, năng động, linh hoạt và hoạt động hiệu quả hơn, hội nhập một cách nhanh chóng. DNTN Việt Nam có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đã có nhiều DN vươn lên, từng bước tự xây dựng thương hiệu, đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế. Đây cũng là một trong những khu vực doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất cho Nhà nước.

Trong khi đó, các DNTN có nguồn lực không nhiều, các nguồn lực từ tài nguyên quốc gia vẫn chủ yếu đang nằm trong khối doanh nghiệp nhà nước. Doanh nhân Phạm Đình Đoàn kiến nghị, Nhà nước nên tiếp tục thay đổi quan điểm, hiện tại đang là "những gì DN tư nhân làm được thì để cho DN tư nhân làm", chuyển tiếp sang tư tưởng "những gì DN tư nhân làm hiệu quả hơn Nhà nước thì để cho DN tư nhân làm"./.

Theo: Trần Ngọc - VOV

Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật