Năm sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam nói không với hàng giả
Ngày 18.4 tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo tập huấn Bảo vệ tiêu dùng trong thương mại điện tử .
Tâm điểm của Hội thảo là Lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử” với sự tham gia ký kết của 5 sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam gồm: Adayroi.com, Lazada.vn, Sendo.vn, Shopee.vn, Tiki.vn.
Các doanh nghiệp đại diện tham gia Lễ ký cam kết thể hiện rõ trách nhiệm và quyết tâm mạnh mẽ trong việc chung tay đẩy lùi nạn hàng giả, cam kết bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, nguồn gốc; không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng Thương mại điện tử (TMĐT) để kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng tới phát triển thương mại điện tử bền vững.
Tại Hội thảo Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng TMĐT tại Việt Nam đang có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 25-30%.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, việc lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng cấm... không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra khắp nơi trên thế giới.
Riêng năm 2018, tốc độ tăng trưởng đạt mức 30%, với tổng mức doanh thu bán lẻ TMĐT đạt trên 8 tỷ USD. Tuy nhiên, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện ngày càng nhiều trên các gian hàng trực tuyến, các vi phạm cũng ngày càng tinh vi.
Cùng quan điểm, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, hiện nay TMĐT trở thành kênh tiêu thụ hiệu quả hàng giả, hàng gian, hàng cấm của nhiều đối tượng, làm mất lòng tin của người tiêu dùng.
Bộ Công Thương đang lập kế hoạch phòng, chống buôn lậu, gian lận trên các website thương mại điện tử.
Năm 2018, riêng Cục QLTT Hà Nội xử phạt gần nửa tỉ đồng, điển hình là mới đây, Đội QLTT Nam Từ Liêm đã phát hiện, xử phạt website cá nhân bán các sản phẩm kích dục với giá trị lên tới gần 2 tỉ đồng.
Theo Tổng cục QLTT, các trường hợp vi phạm chủ yếu là không đăng ký, tập trung vào các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Hầu hết các trang web này đều đăng hình ảnh hàng hóa thật để thu hút người tiêu dùng và giá rất rẻ do là hàng nhái, giả... nhất là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, pháo...
TIN CŨ HƠN
- Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử
- Quyền năng của sự tương tác
- Được xem là trợ thủ của thương mại điện tử nhưng thực tế sử dụng công cụ này là một điều bất ngờ tại Việt Nam
- Làm gì để thu hút tâm trí người tiêu dùng thế hệ Millennials?
- Ác mộng bán hàng trên Amazon: Thành công chưa bao lâu thì bị Amazon “sao chép”, bán giá rẻ hơn và vị trí trưng bày xịn hơn
- Việt Nam sắp có sàn thương mại điện tử về thiết bị công nghiệp
- Nhật ký một người bán trên Amazon: Chịu mức phí "cắt cổ" 15%, chịu đủ sức ép, giờ đây còn bị chính chủ mua tận gốc, bán cận sàn để dễ bề "bóp chết"
- Cuộc chiến của các sàn TMĐT: Shopee vừa thu phí người bán, Tiki tuyên bố miễn phí 2 năm
- Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 có gì đáng chú ý?
- Khốc liệt cuộc chiến giao hàng: Hai “ông lớn” Vietnam Post, Viettel Post đang mất dần thị phần vào tay EMS, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm