Ngành thương mại điện tử Đông Nam Á và 5 xu hướng quan trọng
Nền kinh tế internet của Đông Nam Á đã chạm doanh số kỷ lục 50 tỉ USD trong năm 2017 và vững tiến để vượt mốc 200 tỉ USD vào năm 2025 (theo một báo cáo do Temasek Holdings và Google đồng thực hiện).
Những sự kiện chính dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng này là: chiến dịch Online Revolution Campaign của Lazada đạt doanh số kỷ lục 250 triệu USD, Amazon vào thị trường Đông Nam Á từ Singapore, sự hiện diện rộng khắp của Shopee tại bảy thị trường trong khu vực và những vụ đầu tư lớn của Alibaba, Tencent vào thị trường này. Vào tháng 3-2018, Alibaba tiếp tục rót thêm 2 tỉ USD vào Lazada nhằm đẩy mạnh quá trình mở rộng của tập đoàn này vào Đông Nam Á thông qua công ty mua sắm trực tuyến hàng đầu khu vực.
Hãy cùng nhìn lại những xu hướng sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành thương mại điện tử Đông Nam Á trong thời gian tới:
1. Phương pháp thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (cash-on-delivery – COD) vẫn là chủ đạo. Hơn 73% dân số khu vực vẫn không giao dịch qua ngân hàng. Vì thế, theo dữ liệu từ ecommerceIQ, COD vẫn là cách thanh toán chính trong hơn 2/3 số lượng giao dịch. Dù hiện tại đã có thêm nhiều giải pháp mới từ ngành công nghệ tài chính, nhưng người tiêu dùng cần được truyền bá, huấn luyện về sự tiện lợi của các phương pháp thanh toán trực tuyến.
2. Về tỷ lệ chuyển đổi – tỷ lệ khách thăm web trở thành người mua sản phẩm, Đông Nam Á vẫn còn tiềm năng rất lớn chưa được khai thác. Thị trường Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất ở mức 1,3%, theo sau là Indonesia và Singapore với mức 1,1%.
4. Những đơn hàng lớn thường được thực hiện trên desktop nhiều hơn là trên ứng dụng di động và thường diễn ra trong thời gian từ 9g sáng đến 5g chiều (theo một khảo sát của iPrice Group tại những thị trường như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines). Tuy nhiên, số giao dịch thương mại điện tử trên thiết bị di động vẫn gia tăng không ngừng. Các thị trường mới nổi như Myanmar đang ghi nhận mức tăng trưởng nhanh về tiếp thị di động.
5. Những gã khổng lồ internet của Trung Quốc như Alibaba và Tencent sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào các nền tảng thương mại điện tử của Đông Nam Á. Hai công ty này có lẽ sẽ còn “ngấu nghiến” thêm nhiều công ty bản địa nữa trên khắp các thị trường của khu vực này.
An Bình / Singtel myBusiness
Theo nguồn: Doanh Nhân +
TIN CŨ HƠN
- Nâng tầm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử và chứng từ điện tử
- Lazada, Shopee, Tiki, Sendo và cuộc đua “đốt tiền” giành thị phần
- Tổng lượng hàng hoá giao dịch lên tới gần 3 tỷ USD mỗi quý, Shopee tự khẳng định mình đang giữ ngôi vương ở Đông Nam Á dù chưa có lãi
- Ấn Độ thắt chặt quản lý thương mại điện tử
- Ngành TMĐT năm 2018: Thị trường thanh lọc mạnh mẽ, bộ tứ trụ hạng còn Lazada vs Shopee vs Tiki vs Sendo. Thời đốt tiền, đốt nữa, đốt mãi có phải đã sắp qua?
- “Zoom In” toàn cảnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
- 7 sự kiện nổi bật của thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
- Tiếng là “ông lớn” Lazada, Shopee, doanh số chảy về Thế Giới Di Động
- Mở đợt cao điểm kiểm soát thị trường thương mại điện tử cuối năm
- Nielsen: Thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD