Những chính sách pháp lý ra đời trong 2 tháng gần đây tác động như thế nào đến thị trường BĐS?
Đề xuất sửa đổi quy định xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng
Ngày 12/7/2021, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành xây dựng. Trong đó, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1 tỷ Đồng. Đồng thời cũng quy định rõ thời gian, thủ tục xử phạt, thẩm quyền xử phạt của các cơ quan chức năng.
CT Số 22/CT-TTg: Đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp
Ngày 11/8/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Chỉ thị nêu: Thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đất đai, trong thời gian qua các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang tổ chức lập đồng thời các quy hoạch thuộc Hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực và địa phương phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cụ thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh việc tổ chức lập quy hoạch tỉnh, trong đó chú trọng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai trước khi tích hợp vào quy hoạch tỉnh và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến trước ngày 1/12/2021.
Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm (2021 - 2025) theo quy định và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/12/2021.
Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; khoản 3, khoản 4 và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ; thời hạn hoàn thành trước ngày 1/9/2021.
Chỉ đạo và thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo quy định của pháp luật, làm căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xác định rõ nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo tính khả thi cao, không để xảy ra tình trạng dự án treo ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Đối với trường hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 chưa được phê duyệt mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 chưa thực hiện hết, thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Đất đai (được sửa đổi tại khoản 1 Điều 6 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch); đồng thời chỉ đạo việc cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để tổ chức thực hiện.
Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Công điện số 1082/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Theo đó, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến 31/7/2021 mới đạt 36.71% so với kế hoạch vốn năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (40.67%), đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp (7.52%).
Công điện nêu rõ, xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2021, là ý thức thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021, Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Tăng cưởng kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài…
Quyết định 960/QĐ-BXD: Công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực phát triển đô thị
Ngày 26/8/2021, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 960/QĐ-BXD về việc công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực phát triển đô thị thuộc phạm vị chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.
Theo Quyết định, Bộ Xây dựng công bố bãi bỏ 5 thủ tục hành chính cấp Trung ương. Bãi bỏ 4 thủ tục hành chính cấp Tỉnh. Bãi bỏ các thủ tục hành chính số thứ tự từ 34 đến 38 tại mục E thuộc Quyết định số 1269/QĐ-BXD ngày 09/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/3/2021.
Các thủ tục hành chính cấp Trung ương bị bãi bỏ có 3 nội dung về việc chấp thuận đầu tư, điều chỉnh đầu tư, lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Cùng đó là bãi bỏ 2 thủ tục về việc lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án bảo tồn, tôn tạo các công trình di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trong khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử của đô thị đặc biệt.
Những thủ tục hành chính cấp tỉnh bị bãi bỏ gồm: Chấp thuận đầu tư, điều chỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, dự án tái thiết khu đô thị, dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị, dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử của đô thị đặc biệt; lấy ý kiến của các sở Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với các dự án bảo tồn tôn tạo các công trình di tích cấp tỉnh.
Theo Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Bất động sản về đâu sau đại dịch?
- Thị trường bất động sản có thể "bật dậy" bất cứ lúc nào
- Những ông lớn địa ốc nào đang sở hữu quỹ đất lớn ở khu vực phía Nam?
- Kịch bản thị trường bất động sản thời gian tới: "Đóng băng" hay "sốt nóng"?
- Hà Nội: Nhà ở xã hội rao bán giá tăng gấp 2-3 lần sau 5-10 năm
- Thực trạng thị trường BĐS hiện nay thế nào?
- Bất động sản công nghiệp vẫn tăng tốc trong dịch bệnh
- Đại dịch và cơ hội cho giới đầu tư bất động sản
- Bất động sản vẫn là kênh tích lũy tài sản tốt
- Những phân khúc bất động sản "ngược dòng" thị trường