Những mốc son đáng tự hào của Be năm 2022
Thay đổi nhận diện thương hiệu, công bố chiến lược kinh doanh mới
Tháng 10/2022, Be rộn ràng thay áo mới cho bộ nhận diện thương hiệu. Đằng sau sự "lột xác" này là một chiến lược kinh doanh dài hơi. Be chính thức khẳng định bước chuyển mình. Từ một ứng dụng thuần gọi xe sang một nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ, Be nay có thể giúp người dùng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống với những trải nghiệm hài lòng nhất.
Định hướng đa dịch vụ của Be đang được hiện thực hóa bởi hàng loạt tính năng: từ dịch vụ gọi xe công nghệ beBike, beCar, beTaxi đến giao hàng, đặt đồ ăn với beFood, beDelivery, cùng hàng loạt dịch vụ khác như mua vé máy bay beFlight,...
Gọi vốn thành công 100 triệu USD từ Deutsche Bank
Dấu son nức lòng của Be trong năm qua còn là khoản vốn đầy hứa hẹn đến từ định chế tài chính hàng đầu nước Đức: Ngân hàng Deutsche Bank. Tháng 09/2022, Be Group và Deutsche Bank chính thức ký kết và tiếp nhận khoản vay vốn trị giá đến 100 triệu USD.
Nguồn vốn sẽ được Be Group dùng mở rộng và nâng cấp ba dịch vụ trụ cột: gọi xe, giao đồ ăn và ngân hàng số Cake by VPBank. Với khoản vay này, Be cho biết họ càng thêm tự tin hiện thực hóa mục tiêu hướng đến trở thành nền tảng tiêu dùng số 1 dành cho người Việt.
Ra mắt dịch vụ beFood
Tháng 4/2022, Be Group chính thức ra mắt dịch vụ đặt đồ ăn beFood. Đây được coi là một cột mốc quan trọng góp phần hoàn thiện hệ sinh thái đa dịch vụ của Be. BeFood ra mắt ở thời điểm thị trường ứng dụng giao đồ ăn đã kín các đối thủ sừng sỏ, và gặp không ít thách thức. Tuy nhiên, nhìn về cuộc đua đường dài, dù cạnh tranh khốc liệt, thị trường giao đồ ăn vẫn là đại dương quá lớn. Theo Báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á được Google, Temasek và Bain & Company công bố năm 2021, ngành Vận tải và Thực phẩm tại Việt Nam dự báo sẽ đạt lợi nhuận 5,7 tỉ USD và tăng trưởng 24% vào năm 2025. Chưa kể, sau đại dịch, thị trường cũng chứng kiến cơn sốt số hóa của ngành F&B, khi người dùng ngày càng trung thành với xu hướng gọi món qua ứng dụng. Đồng thời, các chủ doanh nghiệp ẩm thực cũng đã dần bắt kịp nhu cầu thị trường.
beFood - nhánh chiến lược khó thể bỏ qua của Be trên hành trình trở thành nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ của mình.
Ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu Be-Cake-Visa
Trong xu hướng nền kinh tế không tiền mặt, một hệ thống dịch vụ qua ứng dụng muốn tối đa hóa tiện ích cho người dùng cần sở hữu hệ thống thanh toán thuận lợi. Dù sinh sau đẻ muộn, Be nhanh chóng chứng tỏ thế mạnh phát triển gắn với hệ thống thanh toán hiện đại. Tháng 9/2022, Be cũng ra mắt Thẻ tín dụng Be - Cake Visa. Thẻ tín dụng được tung ra với nhiều ưu điểm hấp dẫn như cho phép khách hàng mở tài khoản trong vài phút, không yêu cầu chứng minh thu nhập, ưu đãi hoàn tiền tới 20%... được cho là đầy triển vọng trong thu hút khách hàng trẻ tuổi.
Liên tục được vinh danh giải pháp công nghệ số thuần Việt hàng đầu Việt Nam
Tháng 4/2022, Ứng dụng gọi xe Be được trao giải Nhất lĩnh vực Công nghệ thông tin trị giá 200 triệu đồng tại lễ Giải thưởng Nhân tài đất Việt – Giải thưởng có quy mô lớn và uy tín tại Việt Nam vinh danh các thành tựu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Khoa học ứng dụng, Y dược, Môi trường…
Không chỉ vậy, giữa năm 2022, tạp chí quốc tế uy tín Global Business Review cũng vinh danh nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be với Giải thưởng "Best Open Technology Platform Vietnam 2022" - Nền tảng công nghệ mở tốt nhất Việt Nam. Các chuyên gia của giải thưởng đánh giá cao năng lực làm chủ công nghệ, hoàn thiện hệ sinh thái số của Be trên sứ mệnh phục vụ cuộc sống hàng ngày của người Việt. Bên cạnh đó, Be cũng lọt vào top 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 của Bộ Công Thương và được công nhận là Nền tảng số phục vụ người dân năm 2022 theo quyết định của Bộ Thông tin & Truyền thông.
Phủ sóng thị trường với những con số ấn tượng
Bên cạnh những danh hiệu, thì sức sống của một nền tảng tiêu dùng thể hiện rõ ở mức độ phủ sóng người dùng, cùng những con số chứng minh hiệu quả kinh doanh. Sau buổi đầu gia nhập thị trường với những cái nhìn thăm dò, trong khi hàng loạt ứng dụng gọi xe thuần Việt lặng lẽ rút khỏi thị trường, Be nhanh chóng trở thành công ty công nghệ Việt Nam phát triển hàng đầu trong mảng dịch vụ vận tải.
Năm 2022 đánh dấu nhiều mốc son đáng tự hào của nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be.
Đến cuối năm 2022, Be đã hiện diện tại 28 tỉnh thành, xử lý hơn 10 triệu giao dịch hàng tháng. Riêng về phân khúc gọi xe, công ty đã đạt được thị phần 30-40% tại Hà Nội và 25-35% tại TP. Hồ Chí Minh. Trong nửa đầu năm 2022, doanh thu của Be tại thị trường trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp 2 lần và bắt đầu có lãi góp dương từ quý 3-2022.
Trải qua một năm với những con số đầy hứa hẹn, Be tiếp tục tự đặt cho mình những mục tiêu tham vọng trong tương lai và không ngừng nâng cao giá trị công ty nhằm thu hút nhà đầu tư, các đối tác cả trong và ngoài nước.
Tổ Quốc
TIN CŨ HƠN
- Nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be lần đầu tiên cho ra mắt dịch vụ beAirport
- Sàn TMĐT nâng tầm ‘cuộc chơi’ giao nhận đa kênh
- VinShop chi 20 tỷ đồng hỗ trợ tạp hoá nhập hàng bán Tết
- J&T Express vững vàng trên hành trình phát triển
- Bapi HAGL ra mắt trang thương mại điện tử, ký kết chiến lược với chuỗi thực phẩm nhập khẩu được quỹ của Alibaba rót vốn
- Phát triển bền vững trong ngành Thương mại điện tử - dễ hay khó?
- J&T Express giảm giá cước vận chuyển, đồng hành cùng chủ shop
- Sự phi thường của TMĐT: Tại sao giao hàng từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ mất vài ngày, nhưng phí ship 10.000 đồng - rẻ hơn cả nội thành?
- beFood nay còn là trợ thủ đắc lực của các chủ nhà hàng
- VNPAY-POS cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận hàng chục triệu khách hàng