Những rủi ro đặc thù khi khởi nghiệp tại thị trường Việt Nam
Tự kinh doanh vốn là cuộc chơi vừa hấp dẫn vừa rủi ro với người trẻ. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào thương trường, người khởi nghiệp sẽ dễ nhận trái đắng khi phải đối mặt với nhiều khó khăn không thể lường trước.
Tự kinh doanh vốn là cuộc chơi vừa hấp dẫn vừa rủi ro với người trẻ. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào thương trường, người khởi nghiệp sẽ dễ nhận trái đắng khi phải đối mặt với nhiều khó khăn không thể lường trước.
Có đam mê, lý tưởng là chưa đủ, hãy lường trước những rủi ro dưới dây để sẵn sàng biến ước mơ khởi nghiệp thành hiện thực.
Nhân sự có tính trung thành thấp
Một doanh nghiệp khởi nghiệp cần những con người có tâm, có tầm đóng vai trò cốt lõi. Tuy nhiên, nguồn lao động tại Việt Nam khá bất ổn, ít gắn bó và có tỷ lệ nhảy việc cao. Phần lớn nhân sự đều mang tâm thế đi làm kiếm thêm thu nhập, chỉ làm 1-2 năm chứ ít khi coi đây là công việc dài hạn. Tâm lý này khiến đội ngũ - điểm cốt lõi của doanh nghiệp - bị yếu dần và mất quá nhiều thời gian, tiền bạc cho việc tuyển dụng và đào tạo.
Sao chép thương hiệu tràn lan
Vấn đề về đạo nhái hết sức nóng bỏng ở Việt Nam khi tư duy kinh doanh còn chưa hoàn thiện. Điều này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực thời trang, dịch vụ ăn uống và bán lẻ. Người chủ không nên coi nhẹ vấn đề này khi chưa làm rõ được các câu hỏi: Sản phẩm của tôi có còn khác biệt trong mắt người tiêu dùng? Vì sao sản phẩm tôi làm bị sao chép quá dễ dàng? Thương hiệu của tôi đã gây đủ dấu ấn trong lòng người tiêu dùng để họ không bao giờ rời bỏ?
Tính mùa vụ rõ rệt
Việt Nam có sự khác biệt rất lớn về khí hậu giữa các mùa và giữa các vùng miền khác nhau. Nếu như tại miền Nam, khí hậu thuận hoà quanh năm thì tại miền Bắc lại chia thành mùa rõ rệt. Lấy ví dụ trong ngành thời trang, nếu thời tiết chuyển mùa, khách hàng có nhu cầu nhưng thương hiệu chưa kịp ra bộ sưu tập mới cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Nhưng ngược lại, nếu thời tiết chưa chuyển mùa mà đã chuẩn bị bộ sưu tập quá sớm có thể ảnh hưởng đến hàng tồn và dòng vốn.
Tranh giành thị phần với các đối thủ ngoại
Thị trường Việt Nam có sự xâm nhập mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh bên ngoài ở cả phân khúc giá rẻ và phân khung trung bình, cao cấp. Ở phân khúc giá rẻ, doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh với Trung Quốc, nơi công nghệ cao và nhân công dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất với chi phí thấp. Ở phân khúc trung và cao cấp, những thương hiệu ngoại, có danh tiếng, có uy tín thường chiếm được lòng tin và cảm tình của khách hàng dễ dàng hơn, gây khó khăn cho các startup còn non trẻ, những thương hiệu Việt mới xuất hiện.
Làm sao để bước chân vào thương trường với sự tự tin và tinh thần vững vàng nhất? Hashtag Startup - bộ sách khởi nghiệp đa ngành dành riêng cho thị trường Việt Nam sẽ trả lời cho câu hỏi này. Tuy mới ra mắt 2 năm gần đây nhưng bộ sách đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng khởi nghiệp trẻ trên cả nước.
Đi sâu phân tích từng lĩnh vực khởi nghiệp đang hot nhất hiện nay, với sự góp mặt của các chuyên gia, cố vấn chuyên môn hàng đầu ở đa dạng ngành nghề, bộ sách không chỉ trang bị cho người đọc kiến thức nền tảng, góc nhìn đa chiều từ những người đi trước mà còn bóc trần những khó khăn, thách thức thường gặp khi đi sâu khai thác những đặc thù riêng của thị trường Việt Nam.
Bộ sách Hashtag Startup - Khởi nghiệp từ thực tiễn đã xuất bản 5 cuốn gồm các chủ đề được quan tâm nhất hiện nay:
● Hashtag No.1 Drink - Kinh doanh đồ uống tại thị trường Việt Nam
● Hashtag No.2 Fashion - Kinh doanh thời trang tại thị trường Việt Nam
● Hashtag No.3 Retail - Khởi sự kinh doanh ngành bán lẻ
● Hashtag No.4 - Khởi sự kinh doanh dịch vụ ăn uống
● Hashtag No.5 - Kinh doanh giáo dục tại thị trường Việt Nam
Đại dịch đã mang đến một giai đoạn bất ổn kéo dài, làm đảo lộn hầu hết cuộc sống hằng ngày của chúng ta song cũng mở ra hàng loạt cơ hội kinh doanh mới. Thông qua bộ sách này, người khởi nghiệp trẻ sẽ nắm được những cơ hội trong ngành cũng như phòng tránh những rủi rõ nhất định giúp công ty tiết kiệm được hàng tá chi phí và gia tăng khả năng sinh tồn, cơ hội thành công từ đó lớn hơn rất nhiều.
TIN CŨ HƠN
- Startup dẫn người tiêu dùng Việt vào thói quen "mua trước trả sau"
- ‘4 cái KHÔNG’ khi làm startup: Không cứng đầu, không lan man, không ‘chơi chữ’ mà phải dùng số và không thay đổi mô hình quá sớm
- Bí quyết xây dựng công ty tỷ USD của nhà sáng lập 29 tuổi: Rời vị trí CEO đúng lúc
- Shark Phú "đúc kết lời vàng ngọc" sau mùa Shark Tank "sóng gió": Cần thuộc lòng các chỉ số tài chính, tướng mạo cực kỳ quan trọng - đặc biệt với CEO nữ
- Shark Bình khuyên startup khi gọi vốn: Phải chứng minh được tiền đầu tư sau 3 - 5 năm lãi gấp 10 lần so với gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, hay mua nhà đất
- Lê Hoàng Uyên Vy: 92% startup thất bại, có những founder phải cầm nhà cầm xe, nhưng sự kiên định giúp họ thành công
- Founder các startup kỳ lân thường khởi nghiệp ở độ tuổi nào?
- Khơi nguồn cảm hứng từ những doanh nhân khởi nghiệp vĩ đại
- Shark Nguyễn Thanh Việt chia sẻ bí quyết vượt qua sự bất ổn và cách “câu cá mập” với startup
- 8 lời khuyên kinh điển của Warren Buffett dành cho những người trẻ muốn trở nên giàu có