Sai lầm của các Startup: Tay trắng khởi nghiệp, quá tập trung xây dựng team trong 1-2 năm đầu, lập công ty quá mau rồi phải chết sớm
Trong 1-2 năm đầu, vấn đề của Startup là sống sót, ra được sản phẩm và được thị trường chấp nhận. Chỉ đến lúc đó, việc xây dựng đội ngũ hay thành lập công ty mới cần tính đến…
Bà Jan từng là chủ tịch hội đồng quản trị trường đại học Manitoba, Canada và là Nhà đồng sáng lập Innovate Manitoba, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo, tăng tốc khởi nghiệp và tăng cường tiếp cận vốn tại Manitoba.
Một trong những lĩnh vực thế mạnh và tâm huyết của bà Jan Lederman là hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Dưới đây là một số lời khuyên tâm huyết của bà tại lễ khởi động Cuộc thi Khởi nghiệp Sáng tạo dành cho Phụ nữ (gọi tắt là WISE Challenge) diễn ra mới đây:
Đừng tay trắng khởi nghiệp!
"Có bao nhiêu bạn có bố mẹ làm kinh doanh?", bà Jan hỏi lớn giữa hội trường. Mặc dù khuyên các bạn trẻ đừng tay trắng khởi nghiệp, nhưng hàm ý "tay trắng" mà bà Jan nhắc đến không mang ý nghĩa đơn thuần về tài chính.
Quá trình vận hành một Startup giống như một chuyến đi đầy bão táp, liên tục rung lắc với người sáng lập. Với những người có cha mẹ làm kinh doanh, các bạn có thể quan sát và học hỏi xem khi bắt đầu khởi sự trong lĩnh vực này nên có một nhóm cùng làm, hay chỉ một mình bạn? Các bạn có một nhóm với người phụ trách Nhân sự, Kế toán, Sản phẩm, Cải tiến… hay không?
"Nếu bố mẹ các bạn làm kinh doanh, con đường khởi nghiệp của bạn có thể được "trơn tru" hơn phần nào"
"Nếu bố mẹ các bạn làm kinh doanh, con đường khởi nghiệp của bạn có thể được "trơn tru" hơn phần nào", bà Jan nói.
Nhưng khi không có người thân làm kinh doanh, các bạn cần có mối quan hệ với các Founders khác, với các Mentors khác.
"Nếu các bạn đang muốn gọi vốn tôi nghĩ rất hữu ích khi tiếp cận với ai từng gọi vốn, vì họ sẽ biết câu chuyện gọi vốn khó khăn như thế nào. Nếu các bạn không có người thân mở công ty, không có nhân sự, lại không có các mối quan hệ nữa, thì đấy sẽ là lý do vì sao các Startup thất bại sau 2 năm, vì các bạn bắt đầu từ tay trắng", bà Jan nhắn nhủ.
Đằng sau các Startup chỉn chu thường là một đống lộn xộn, trong 1-2 năm đầu đừng quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ
Startup không giống như các công ty truyền thống hay các doanh nghiệp hiện thời đang tồn tại, với các vị trí CEO, CFO, CMO hay manager hết sức rạch ròi.
5 thành tố quan trọng của một Startup gồm Khách hàng – Sản phẩm – Mô hình kinh doanh – Team – Tài chính doanh nghiệp. Một trong những thách thức lớn nhất với người Founder là giải quyết theo trình tự thế nào với các vấn đề liên quan đến kinh doanh, hay giải quyết cùng lúc cả 5 vấn đề này?
"Bài học rất lớn tôi muốn chia sẻ với các bạn là không nên dành quá nhiều thời gian đầu tư xây dựng đội ngũ trong 1-2 năm đầu".
""Đa phần Startup cơ cấu tổ chức đằng sau như một "bãi phân", Jessica Livingston – Cofounder của YCombinator - từng nhận định. Điều này là đúng vì các Startup không có cơ cấu tổ chức một cách rõ ràng", Chủ tịch Quỹ đầu tư Valhalla cho biết.
Lập công ty sớm dễ chết yểu
Sai lầm của nhiều Startup là mở rộng quy mô kinh doanh hoặc thành lập công ty quá sớm.
Một nghiên cứu ở Mỹ khảo sát trên 4.000 Startup đã chỉ ra có 4 giai đoạn mà một Startup sẽ trải qua, bỏ sót giai đoạn nào thì Startup sẽ càng ngày càng tệ.
Các giai đoạn đó gồm: Khám phá => Xác định => Hiệu quả => Scale
Startup ở giai đoạn ban đầu phải biết mình có sản phẩm mà thị trường cần hay không. Một khi sống sót được qua giai đoạn này, chúng ta sẽ tới giai đoạn hướng tới tính Hiệu quả và Mở rộng.
"Chỉ đến khi các bạn tìm thấy sản phẩm phù hợp với thị trường, đến giai đoạn Hiệu quả mới cần lập công ty. Chúng tôi khuyến khích các bạn không nên cố Scale cho đến khi các bạn vượt qua giai đoạn đầu tiên – giai đoạn các bạn thấy sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu thị trường".
"Theo nghiên cứu, các Startup nói chung mất khoảng 3-5 triệu USD và mất khoảng 3 - 5 năm thì mới trở thành các công ty được. Con số này được đưa ra sau khi xem xét hàng ngàn Startup ở Mỹ", Chủ tịch Quỹ đầu tư Valhalla nói.
Cuộc thi Khởi nghiệp Sáng tạo dành cho Phụ nữ (gọi tắt là WISE Challenge) là cuộc thi đầu tiên trong khu vực Mekong về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo dành cho phụ nữ, có chương trình hỗ trợ chuyên sâu và được thiết kế theo nhu cầu của những ứng viên lọt vào vòng chung kết.
Để tham dự, người đại diện phải là công dân của Việt Nam, Campuchia, Lào, hoặc Myanmar, dự án khởi nghiệp mới hoạt động trong vòng 5 năm trở lại và team sáng lập phải có ít nhất 1 phụ nữ.
Cuộc thi nhận đăng ký từ nay đến hết ngày 15/5/2918, tại địa chỉ http://challenge.wisevietnam.org. Ban Giám khảo cuộc thi gồm Shark Thái Vân Linh – Giám đốc vận hành & chiến lược Quỹ đầu tư VinaCapital, bà Shuyin Tang – Giám đốc Quỹ đầu tư Tác động Patamar, bà Jan Lederman – Chủ tịch Quỹ đầu tư Vahlalla, bà Nguyễn Phi Vân- Chủ tịch, Hội đồng cố vấn SIHUB, và ông Dominic Mellor – Chuyên gia kinh tế cao cấp, ADB.
TIN CŨ HƠN
- 500 Startups tăng tốc đầu tư vào khởi nghiệp Việt Nam năm 2018
- Phương pháp 120 chiếc kẹp giấy và bí mật tăng doanh số lên 5 triệu USD sau 18 tháng của một môi giới mới vào nghề
- Những gã khổng lồ như Tesla, Uber liên tiếp dính bê bối, phải chăng bong bóng startup công nghệ sắp vỡ tung?
- Startup Việt WisePass mở rộng hoạt động đến Philippines
- World Bank: Việt Nam cuối bảng về điều kiện khởi nghiệp
- Không chỉ co-working, startup bây giờ thậm chí có thể... co-living nữa
- Chính thức có khung pháp lý cho quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
- Trở ngại gia nhập thị trường của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
- Tại sao nhiều startup tại châu Á mở thêm mảng fintech?
- TP HCM tham gia trao đổi startup quốc tế