Shark Việt khuyên startup: Thị trường Việt Nam là thị trường dễ thương nhất mà startup không làm được thì đừng nghĩ đến chuyện ra nước ngoài
Chỉ xuất hiện trong 4 tập của Shark Tank Việt Nam mùa 2 nhưng Shark Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch Intracom vẫn để lại dấu ấn riêng về một nhà đầu tư vừa hóm hỉnh lại vừa tâm huyết. Ông không ngại góp ý thẳng thắn với startup, đưa ra cam kết rót vốn và thậm chí còn tiến hành hoạt động DD (due diligence-thẩm định doanh nghiệp, PV) ngay khi chương trình chưa chính thức kết thúc.
Gần đây trên sóng Café Khởi Nghiệp, khán giả đã có dịp gặp lại Shark Việt và tiếp tục được nghe những quan điểm của ông về vấn đề kinh doanh nói chung cũng như khởi nghiệp nói riêng.
Cụ thể trong mảng khởi nghiệp, Shark Việt khẳng định startup cần phải có ý tưởng độc đáo nhưng phải biết phát triển ý tưởng ấy sao cho hợp lý. Chủ tịch Intracom ví von: "Làm startup giống như chơi diều: startup là diều, còn gió là ý tưởng. Người sáng lập phải có sợi dây để điều khiển diều, đó là sợi dây trí tuệ. Phải giữ sợi dây ấy ở chừng mực vừa phải để khỏi đứt điều, hoặc diều không bay được".
"Các startup phải nhìn vào thị trường Việt Nam đã. Nhiều người thích hợp tác với nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài nhưng tôi nói thị trường Việt Nam mới là quan trọng. Gần 100 triệu dân đây mà bạn không khẳng định được thì đừng bước chân ra nước ngoài làm gì", Shark Việt đưa ra lời khuyên dành cho startup.
Theo lý giải của Shark, người nước ngoài làm kinh tế trước Việt Nam, mở cửa thị trường trước chúng ta rất nhiều. Nếu có hợp tác với startup thì mục đích chính là thông qua startup để thôn tính thị trường Việt Nam chứ không phải để đưa startup ra nước ngoài.
"Nhiều người Việt mình hay có ý tưởng lệ thuộc nước ngoài, cứ nghĩ người nước ngoài sẽ hơn mình, tư tưởng này phải bỏ".
"Thị trường Việt Nam là thị trường dễ thương nhất mà startup không làm được thì đừng có làm chỗ khác", chủ tịch Intracom nhấn mạnh.
Nhắn nhủ riêng với những người tạm gọi là thành công, Shark Việt khuyên họ không nên giữ cái nhìn quá khắt khe với startup, yêu cầu startup phải biết lên kế hoạch, tính toán, biết mọi thứ,…
"Tôi nói nếu startup mà biết mọi thứ thì startup không còn là startup nữa. Mình phải mở rộng lòng với startup để giúp đỡ họ".
"Sự giúp đỡ ở đây không nhất thiết phải là tiền, mà nhiều khi là một lời khuyên đúng lúc, một sự tư vấn kịp thời. Quan trọng là mình phải thổi lửa cho người ta để người ta có tinh thần làm tiếp", Shark Việt khẳng định.
Các lời khuyên còn lại Shark Việt gửi đến startup thông qua Café Khởi Nghiệp
- Những người nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh thành công thì tại sao mình là người Việt Nam, mình sống trên đất Việt Nam mà lại không thể kinh doanh thành công được?
- Chúng ta thường nhấn mạnh công nghệ 4.0 nhưng startup phải nhớ kết hợp với hình thức kinh doanh cổ điển. Vì 4.0 giống như sóng, nếu không có nước thì không có sóng.
- Làm gì thì làm, ý tưởng gì thì ý tưởng, nhưng con người vẫn là trung tâm. Nếu không có con người thì việc khởi nghiệp sẽ thất bại. Con người đầu tiên chính là người làm chủ startup: phải dũng cảm kiên định, làm đến cùng, không nên thấy khó khăn đã bỏ rồi.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Để khởi nghiệp thành công, startup của bạn cần một câu chuyện hay
- 90% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại do đâu?
- Bỏ nghề để kinh doanh, nữ nhân viên văn phòng chia sẻ bí quyết kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng!
- Shark Linh nhịn cười, Shark Hưng, Shark Dzung bày tỏ thái độ ức chế trước phần trình bày của startup cho rằng mình hơn hẳn Flappy Bird, tham vọng xây dựng đế chế tỷ USD vì thế giới “không ai thiết kế được như vậy”
- Cựu sinh viên Ngoại thương bán kem gọi vốn 5 tỷ trên Shark Tank, các Shark chỉ ra 5 tử huyệt "em tưởng" mà dân F&B hay mắc phải
- Sản phẩm bị nhận xét "chưa tới," doanh thu "quá tham vọng," Startup đồ chơi vẫn nhận được 500.000 USD từ Shark Thủy
- Nguyễn Thanh Tùng – CEO bản lĩnh xây dựng hệ thống bằng cả tâm, tài và tầm
- Những thành phố Đông Á đắc địa nhất cho startup
- Sinh viên Việt hỏi khó sếp Google: Vì sao ông thích Việt Nam mà mãi chưa lập văn phòng tại Việt Nam?
- Bộ trưởng 9x từng 2 lần từ chối học bổng Oxford của Malaysia: KPI lớn nhất trong hỗ trợ khởi nghiệp tại nước tôi là cước phí Internet giảm 50%, còn tốc độ Internet phải nhanh gấp đôi