Siêu thị tăng 50% nguồn cung để chặn khan hàng giữa mùa dịch Covid-19
Các hệ thống bán lẻ trong nước đang tìm mọi cách không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá trong mùa dịch bệnh.
Lo ngại Covid-19, người dân tích trữ đồ ăn cho cả tuần
Dịch viêm phổi cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp không chỉ gây đảo lộn đời sống của hàng triệu gia đình, mà còn làm thay đổi kế hoạch kinh doanh của các nhà bán lẻ. Dù hàng hóa dồi dào, nhưng có những thời điểm trên quầy kệ tại siêu thị hết hàng do người dân thay đổi thói quen mua sắm để đối phó với dịch bệnh. Một số mặt hàng thiết yếu và thực phẩm chế biến được người dân mua trữ nhiều hơn, không ít người đi siêu thị mua một lần cho cả tuần để bớt phải ra đường giữa mùa dịch.
Đẩy xe hàng đầy ắp thịt, trứng, rau củ quả, mì gói… chị Thu Tâm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị đi siêu thị một lần mua đồ ăn cả tuần cho gia đình 4 người.
"Hai con nghỉ học ở nhà nên tôi ưu tiên mua nhiều thực phẩm ăn sẵn, pha chế đơn giản cho các con ăn bữa trưa. Đang mùa dịch, hạn chế ra đường được ít nào hay ít đó", chị Tâm nói.
Nhặt những quả cà chua cuối cùng trên kệ, anh Thành Long (Long Biên, Hà Nội) không khỏi lắc đầu ngao ngán. "Cứ nghĩ đi siêu thị cho tiện mua được nhiều đồ, nhưng vẫn hết hàng".
Người tiêu dùng đi siêu thị một lần và mua tích trữ cho cả tuần
Theo ông Nguyễn Trọng Anh, Giám đốc một siêu thị tại Hà Nội cho biết, nhu cầu của người tiêu dùng những ngày gần đây tăng khoảng 30-40% so với bình thường. Các mặt hàng tăng đột biến chủ yếu là thực phẩm rau, củ, quả, thịt cá, khẩu trang, nước rửa tay kháng khuẩn…
Ổn định giá, không để thiếu hàng hóa trong mùa dịch Covid-19
Để đối phó với tình trạng khan hàng, nâng giá vì dịch Covid-19, bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết Sở đã triển khai lực lượng thường xuyên kiểm tra hệ thống phân phối, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố. Hiện nay các nhà bán lẻ đã tăng dự trữ thêm 10-15%, chủ động tìm nguồn hàng sản lượng nhập, dự trữ; mở rộng thêm kênh bán hàng qua kênh online, giảm tải lượng người mua trực tiếp.
Để đáp ứng sức mua, nhiều nhà bán lẻ có kế hoạch điều tiết trong việc đưa hàng lên quầy kệ trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, khuyến cáo khách hàng không tích trữ, tránh hiện tượng khan hiếm giả tạo.
Điển hình như hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam - chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+, hiểu tâm lý khách hàng có xu hướng tích trữ hàng hoá, VinMart/VinMart+ đã tăng số lượng hàng hóa thiết yếu như rau xanh, các loại củ, quả tươi và thịt mát đóng khay lên tới 30%-50% so với bình thường nhằm đáp ứng được nhu cầu mua sắm của tất cả mọi người, không để xảy ra tình trạng khan hàng, hết hàng trong mùa dịch bệnh. Đặc biệt, hai mặt hàng khan hiếm là khẩu trang và nước rửa tay kháng khuẩn được lên kệ với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, toàn bộ nhân viên vận hành hệ thống VinMart và VinMart+ tăng ca cả ngày Chủ nhật, để làm việc với các nhà cung cấp, đảm bảo cung ứng đầy đủ mặt hàng nhu yếu phẩm cho thị trường trong giai đoạn này.
Ngoài ra, hệ thống bán lẻ này còn thiết lập không gian mua sắm an toàn cho khách hàng bằng những hành động phòng chống dịch bệnh chặt chẽ như toàn bộ nhân viên phải đeo khẩu trang trong suốt ca làm việc; mỗi quầy thu ngân được đặt một chai nước rửa tay khô cho cả khách hàng và nhân viên sử dụng khi cần; thanh tra kiểm tra bất ngờ và thường xuyên công tác phòng dịch trên toàn hệ thống.
Bếp VinMart Cook vẫn "đỏ lửa" cung cấp đồ ăn nấu chín tiện lợi, rau củ quả VinEco vẫn tươi ngon mỗi ngày, hàng hoá trên kệ đầy ắp đồ thiết yếu đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà giá vẫn bình ổn. Công tác phòng trống dịch bệnh được yêu cầu với tất cả nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng ở mức cao nhất trên toàn hệ thống. Với lợi thế độ phủ lớn nhất cả nước, VinMart/VinMart+ đang là sự lựa chọn mua sắm an tâm và tiện lợi cho mọi nhà, ngay giữa mùa dịch bệnh.
TIN CŨ HƠN
- Chiến lược kinh doanh khác lạ của 7-Eleven
- Giải pháp mua sắm an toàn trong mùa Corona
- Hai xu hướng chính của ngành bán lẻ, những ai chậm thích ứng đã phải ra đi
- Những đầu tàu bán lẻ - hàng tiêu dùng như Thế giới Di động, Masan, PNJ, Vinamilk sẽ bị ảnh hưởng như thế nào giữa đại dịch virus Corona?
- Cuộc chiến giao hàng của các đại gia bán lẻ toàn cầu
- Mua hàng tại siêu thị yên tâm - thuận tiện
- Không phải chợ, đây mới là thiên đường sắm Tết cho các bà nội trợ
- "Miếng bánh" bán lẻ Việt Nam: Ngọt ngào nhưng khó xơi
- Kênh bán lẻ hiện đại Việt Nam phát triển nóng
- Quy mô thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam tăng thêm 18,9 tỉ đô la