Startup Na Uy giúp cai nghiện điện thoại thông minh
Sau khi cài đặt, ứng dụng mang tên Hold sẽ theo dõi thời gian trong ngày không sử dụng điện thoại, từ 7h sáng đến 23h và trao điểm thưởng tương ứng. Điểm tích lũy dùng để mua hàng hóa, dịch vụ từ những công ty, cửa hàng mà ứng dụng kết nối. Tại Na Uy, đối tác thương mại của Hold là những tên tuổi lớn như hãng máy bay Scandianavian Airlines, Microsoft, chuỗi siêu thị 7-Eleven, Just Eat và ngân hàng Danske Bank.
Khi vừa ra mắt sản phẩm vào tháng 2/2016, ứng dụng đã có 50.000 lượt tải về trong ba tháng đầu, chủ yếu biết đến nhờ hiệu ứng truyền miệng. Tính đến cuối năm 2017, 40% sinh viên ở quốc gia Bắc Âu này đã sử dụng ứng dụng. Công ty đang mở rộng đối tác nhằm tăng số lượng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận đổi điểm thưởng, từ đó thu hút thêm người dùng.
Bằng việc liên kết với các đại học nổi tiếng tại Anh, những nhà đồng sáng lập muốn nghiên cứu sâu hơn về tác động của việc cắt giảm sử dụng điện thoại thông minh lên khả năng học tập và thể trạng tâm lý. Thử nghiệm tại cao đẳng London (Anh) trong vài tháng cho thấy sinh viên sử dụng ứng dụng có mức độ tập trung tăng lên và tại ba nước Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy cũng ghi nhận kết quả khả quan.
Maths Mathisen, Vinoth Vinaya và Florian Winder cùng nảy ra ý tưởng phát triển ứng dụng Hold lúc đang học chương trình thạc sĩ kinh tế tại Đan Mạch. Khi đó ba chàng trai 26 tuổi này có triệu chứng bồn chồn, bứt rứt khi thiếu smartphone. Thậm chí chỉ cần để một chiếc điện thoại trước mặt, việc không sử dụng nó cũng khiến họ không thể tập trung làm việc, dẫn đến sút giảm điểm số. Đây cũng là những triệu chứng được nêu ra trong nghiên cứu Đại học Texas (Mỹ) năm 2017 về ảnh hưởng của smartphone đến người dùng.
Ba chàng trai Na Uy đặt mục tiêu tái cân bằng sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh, trước tiên hướng đến học sinh, sinh viên vì đây là nhóm đối tượng sử dụng điện thoại gần như trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Vinaya cho biết y tưởng này không ngăn việc sử dụng điện thoại, mà thay vào đó là nhắc nhở người dùng nó chỉ khi thật cần thiết và có ý thức. Thay cho các hình thức ép buộc, ứng dụng Hold hướng đến việc trao thưởng khi không sử dụng smartphone sẽ có tác dụng tích cực và khuyến khích hơn.
"Chúng tôi tin rằng để sinh viên đạt kết quả điểm số cao thì việc quan trọng là cần kết nối họ với môi trường xung quanh, giúp họ có thêm nhiều quà tặng, giải thưởng và những trải nghiệm thú vị. Điều đó sẽ góp phần giúp họ bớt lệ thuộc hơn vào smartphone", nhà đồng sáng lập Mathisen chia sẻ.
Dự án đã nhận số vốn đầu tư 800.000 euro, tương đương với 23 tỷ đồng và dự kiến sẽ mở rộng ra quy mô toàn cầu. Trong tháng 3/2018, phần mềm Hold sẽ triển khai trên 170 trường đại học, cao đẳng ở Anh. Đối tác thương mại chính của công ty tại quốc gia này là tập đoàn giải trí Vue Entertainment. Phần thưởng cho người hạn chế sử dụng điện thoại là các cặp vé xem phim và bỏng ngô miễn phí.
Các công ty như Amazon, Planet Organic hay Caffè Nero cũng đang kết hợp cùng dự án. Sinh viên Anh sử dụng ứng dụng có thể đổi điểm thưởng lấy tài liệu, sách vở để quyên góp cho các trường học liên kết với quỹ nhi đồng liên hợp quốc UNICEF.
Ứng dụng hiện miễn phí trên nền tảng Android và iOS. Để được giảm giá 50% vé xem phim cần tích lũy 60 điểm, tương ứng với hai tiếng đồng hồ không sử dụng điện thoại. Với những người đã rời xa smartphone trong 10 tiếng đồng hồ có thể tận hưởng hai ly cà phê miễn phí tại Caffè Nero…
Theo Independent
TIN CŨ HƠN
- Startup công nghệ không còn phát triển 'nóng' tại Mỹ
- 53 tuổi khởi nghiệp, người đàn ông Nhật kiếm hàng triệu USD
- Startup Việt: Mặt phải của tấm thảm thêu
- 9x trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới
- Startup xử lý tình trạng đặt vé quá chỗ trên các chuyến bay
- Bị shark tank từ chối, startup chuông cửa được Amazon mua lại với giá hơn 1 tỷ USD
- 6 yếu tố căn bản để một quán cà phê thu hút khách hàng
- Cựu nhân viên Google khởi nghiệp với tiện ích mở rộng cho Gmail
- [Review Shark Tank mùa 1] 5 triệu USD được cam kết đầu tư và bài học cho các Startup: Đừng định giá mình trên trời và chớ chăm chăm ‘đánh đổi cổ phần’ khi gọi vốn!
- Bán startup: Quyết định của kẻ thức thời hay doanh nhân thất bại?