Thái Lan giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế do tác động của virus Corona
Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã hạ lãi suất xuống còn 1% vào ngày 5/2, đây là lần cắt giảm thứ 3 trong 5 cuộc họp gần đây nhất.
"Họ đều chấp nhận rằng tăng trưởng sẽ chậm lại trong năm nay. Điều này phần lớn bắt nguồn từ ảnh hưởng của virus đến ngành du lịch," Prakash Sakpal, chuyên gia kinh tế của ING Groep NV tại Singapore cho biết, và ông dự đoán rằng sẽ có thêm một lần hạ lãi suất nữa trong năm nay.
Sau quyết định của ngân hàng trung ương, đồng baht đã mất giá 0,9% so với USD khi tỷ giá ở mức 31,264 Baht đổi 1 USD, trước khi hồi phục về 31,129 Baht đổi 1 USD vào lúc gần 3h chiều nay theo giờ Bangkok. Các chỉ số chứng khoán cũng quay đầu đi xuống sau khi tăng vào đầu phiên.
Theo giới phân tích, Virus Corona giáng một đòn nặng nề vào ngành du lịch Thái Lan, làm suy yếu triển vọng của nền kinh tế. Thiệt hại từ ngành du lịch có thể sẽ ngăn chặn khả năng phục hồi kinh tế của đất nước này. Trước đó, Thái Lan cũng đã phải vật lộn với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ trong khi ngân sách thì hạn hẹp và xuất khẩu cũng bị thu hẹp.
Naris Sathapkeepeja, chuyên viên kinh tế cao cấp của ngân hàng TMB có trụ sở ở Bangkok nhận định, dịch bệnh bùng phát có thể chỉ là tạm thời, do vậy việc cắt giảm chi phí vay sẽ giúp làm giảm bớt áp lực cho khu vực tư nhân.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho rằng nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng 2,8% trong năm nay, tốc độ thấp hơn nhiều so với các dự báo trước đó. Lạm phát trong năm nay và các năm tiếp theo có thể nằm dưới mức mục tiêu, khoảng 1-3%. Và cơ quan này có thể sẽ điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng kinh tế tại cuộc họp tiếp theo, theo một quan chức của cơ quan tiền tệ Thái Lan.
Các dữ liệu thu thập từ thị trường cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Thái Lan tháng 1/2020 đã giảm trong tháng thứ 11 liên tiếp, trước cả khi nỗi sợ virus Corona tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế.
Ông nói thêm: "Tác động trực tiếp đến nền kinh tế cũng như lợi ích từ việc đồng Baht yếu hơn từ việc giảm lãi suất vẫn là một dấu hỏi, vì nhu cầu bên ngoài có thể vẫn còn yếu và sự lây lan của virus Corona sẽ khiến ngành du lịch phát triển chậm lại".
Vào tuần trước, Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ xem xét các sáng kiến mới để hỗ trợ nền kinh tế. Chính phủ công bố đã dành hơn 10 tỷ đô la để kích thích nền kinh tế trong vài tháng qua.
Theo một lãnh đạo của Ngân hàng trung ương Thái Lan, sự bùng phát virus Corona sẽ gây tổn hại đáng kể đến nền kinh tế trong nửa đầu năm nay và việc nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm tăng thanh khoản và hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp cơ cấu lại nợ. Các biện pháp vi mô và vĩ mô có thể sẽ được sử dụng vào những thời điểm thích hợp.
Theo: Tài chính Plus
TIN CŨ HƠN
- Mỹ đang 'ngồi trên' núi thịt ba chỉ lớn nhất 48 năm
- Sau khi 'exit' khỏi Lazada và Food Panda, Rocket Internet ‘nhẹ gánh’, ngồi trên khối tiền mặt trị giá 3,3 tỷ USD, báo lãi hàng triệu USD
- Sự trỗi dậy của “nhà hàng ma” từ Âu đến Á: Không bàn ghế, không phục vụ, chỉ có những "căn bếp trên mây" và giao hàng qua các siêu ứng dụng
- Mô hình mua chung “thần thánh” của Pinduoduo, biến người dùng thành nhân viên sale, 4 năm lập nên đế chế 39 tỷ USD, khiến cả Alibaba và JD khiếp sợ
- Muôn nẻo gian truân ở dự án nghiên cứu tham vọng nhất từ trước đến nay của Amazon
- Nhân viên ngân hàng thành chủ startup tỷ USD nhờ ý tưởng "ai cũng nghĩ tới"
- Thăng hạng vượt bậc, Amazon vừa soán ngôi Walmart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất hành tinh
- Chuỗi cửa hàng có mọi thứ của Nhật Bản: Sắp trở thành nhà bán lẻ lớn thứ 5 cả nước với doanh thu gần 13 tỷ USD, không marketing hay bán hàng trực tuyến và thành công nhờ chiến lược "không quy tắc"
- Grab và Go-Jek đang cho thấy Uber đã bỏ lại một "mỏ vàng" khổng lồ ở Đông Nam Á
- Từng là start-up đình đám được định giá 24 tỷ USD khiến Facebook phải chạy theo 'bắt chước', công ty của tỷ phú trẻ Evan Spiegel chỉ còn vỏn vẹn hơn 3 năm để chống chọi trước nguy cơ sụp đổ