Thị trường bất động sản sẽ diễn biến thế nào sau những "quãng trầm"?
Nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu rằng thị trường BĐS có đang trong suy thoái? Diễn biến tiếp theo của thị trường sẽ thế nào?
"Mùa đông" trên thị trường bất động sản Việt Nam
Kể từ khi các ngân hàng thực hiện động thái siết vốn với bất động sản vào đầu quý 2/2022, thanh khoản nhà đất trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) đã ghi nhận sự trầm lắng, dòng tiền trên thị trường địa ốc yếu dần, các dòng vốn đầu tư tài sản cũng có dấu hiệu phòng thủ.
Ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao của GIBC nhận định: "Thắt chặt tín dụng sẽ khiến ngân hàng ngại cho vay, tác động đến những nhà phát triển dự án và cả người mua nhà để ở trên thị trường sơ cấp. Còn với thị trường thứ cấp, đây là đòn giáng mạnh vào các nhà đầu tư và nhóm đầu cơ địa ốc đang ôm tài sản. Nếu không trụ được, nhóm này sẽ phải xả hàng giảm giá".
Trên thực tế, theo dữ liệu của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam được công bố gần đây, lượng giao dịch của thị trường và tỷ lệ hấp thụ trong quý 3/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước và giảm mạnh so với giai đoạn đầu năm. Dòng vốn BĐS gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư. Loạt diễn biến nêu trên khiến đám đông không khỏi hoài nghi, liệu rằng thị trường BĐS đã ở giai đoạn suy thoái hay chưa?
So sánh với đợt suy thoái – đóng băng gần nhất của thị trường BĐS Việt Nam từ năm 2008 đến 2012, nhiều người nhận thấy một số nét tương đồng. Thời điểm đó tại Việt Nam, tổng dư nợ BĐS và nợ xấu của nhiều doanh nghiệp BĐS tăng vọt; lạm phát phát bùng nổ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt các chính sách tiền tệ; dẫn đến tồn kho BĐS Việt Nam đạt mức hơn 100.000 tỷ đồng; giá nhà đất nhiều nơi lao dốc, với biên độ giảm ước tính 30-40% chỉ trong thời gian ngắn. Năm 2012, khi nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ và các gói kích cầu kinh tế nhằm thu hút vốn đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thì thị trường mới chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển bền vững từ năm 2013 đến 2018.
Trong nguy, luôn ẩn chứa "cơ"
TIN CŨ HƠN
- Tình cảnh trái chiều giữa thị trường căn hộ Hà Nội và TP. HCM
- 4 vấn đề nóng ngành xây dựng
- Lãi suất tăng cao từng tác động đến thị trường bất động sản 2011-2013 như thế nào?
- Bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn những tháng cuối năm?
- Đâu là "điểm sáng" đầu tư mới trên thị trường bất động sản?
- Hà Nội bổ sung chính sách tái định cư, tăng tốc giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
- Thị trường căn hộ Tp.HCM diễn biến khó hiểu sau nhiều biến động?
- Bất chấp bị “kiểm soát”, tín dụng bất động sản vẫn tăng 15,7%
- Khoáng nóng tại gia: làn sóng mới BĐS giai đoạn 2020 – 2025
- Cơ hội nào cho thị trường bất động sản năm 2023?