Thị trường ngày 25/3: Giá vàng tăng, dầu tăng vọt 6%, cao su và đồng giảm mạnh

Giá hàng hóa nguyên vừa trải qua một phiên biến động mạnh. Dầu đảo chiều tăng mạnh do tắc nghẽn ở kênh đào Suez. Tuy nhiên, USD mạnh lên và châu Âu phong tỏa chống Covid-19 tiếp tục gây áp lực lên thị trường khác.

Dầu tăng 3 USD/thùng

Giá dầu tăng mạnh trong phiên vừa qua sau khi một con tàu bị mắc cạn ở kênh đào Suez, giữa bối cảnh triển vọng nhu cầu dầu thô từ các nhà máy lọc dầu sẽ hồi phục mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch dầu Brent tăng 3,62 USD, tương đương 6%, lên 64,41 USD/thùng, lấy lại toàn bộ những gì đã mất ở phiên liền trước. Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 3,42 USD 95,9%) lên 61,18 USD/thùng; trái ngược với xu hướng giảm 6,2% ở phiên liền trước.

Ngoài ra, giá dầu trong phiên này cũng được hỗ trợ bởi thông tin từ Cơ quan Năng lượng Mỹ cho thấy hoạt động lọc dầu ở nước này đang hồi phục mạnh mẽ sau đợt bão tuyết mùa đông khiến ngành dầu mỏ ở Texas phải tạm dừng hoạt động trong một khoảng thời gian.

Một con tàu chở hàng lớn dài 400 mét, rộng 59 mét mang cờ Panama đã bị mắc kẹt và chắn ngang kênh đào Suez.  gây ách tắc ở cả 2 chiều.Thủ tướng Angela Merkel vừa quyết định sẽ không phong tỏa toàn quốc trong dịp lễ Phục sinh, mà thay vào đó chỉ kêu gọi dân chúng ở nhà.

Vàng tăng

Giá vàng tăng mặc dù USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đều tăng. Lý do bởi dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tăng lãi suất vào năm 2022, tức sớm hơn dự kiến 1 năm so với thông tin đưa ra trước đây.

Kết thúc phiên này, vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.734,36 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 4/2021 tăng 0,5% lên 1.733,2 USD/ounce.

Bất chấp tuyên bố của Chủ tịch FED Jerome Powell đưa ra tuần trước cam kết sẽ duy trì lãi suất ở mức gần 0% cho tới khi lạm phát đạt mức bền vững 2%, vẫn có tới 46% chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát nhận định FED có thể sẽ tăng lãi suất vào năm 2022, trong khi 28% cho rằng cơ quan này sẽ có động thái đó vào năm 2023. Chỉ 12% cho rằng FED sẽ nâng lãi suất sau năm 2023

Đồng giảm do USD mạnh lên

Giá đồng giảm do USD mạnh lên và Châu Âu bước vào đợt phong tỏa mới – sẽ làm hạn chế hoạt động ở các nhà máy.

Kết thúc phiên, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,8% xuống 8.907 USD/tấn.

Các nhà đầu tư chuyển sang tìm kiếm những nơi trú ẩn an toàn giữa bối cảnh đồng USD tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng và dịch Covid-19 bùng phát ở Châu Âu. Khả năng Mỹ tăng thuế và căng thẳng giữa phương Tây với Trung Quốc cũng góp phần đẩy đồng USD mạnh lên, nhưng lại gây áp lực giảm giá những tài sản có độ rủi ro cao như đồng.

Đậu tương tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Giá đậu tương Mỹ phiên vừa qua tiếp tục tăng do tác động từ thị trường dầu thực vật. Theo đó, hợp đồng đậu tương giao dịch nhiều nhất trên sàn Chicago tăng 9-1/2 US cent lên 14,32-3/4 USD/bushel.

Mặc dù nhu cầu xuất khẩu đậu tương Mỹ giảm, song thị trường này vẫn đang tăng giá do nhu cầu dầu ăn mạnh mẽ, liên quan đến tình trạng nguồn cung hạt có dầu và dầu thực vật của Mỹ bị thắt chặt và kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu sinh học ở Mỹ sẽ tăng dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Đường tăng


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật