Thị trường ngày 25/7: Giá dầu, vàng tăng trong khi đồng, quặng sắt, đường, cà phê đồng loạt giảm
Dầu tăng giá
Giá dầu đóng cửa tăng được hỗ trợ bởi dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, nhưng vẫn gần mức thấp nhất trong 6 tuần do lo ngại nhu cầu toàn cầu yếu.
Dầu kết thúc chuỗi giảm giá 3 phiên liên tiếp do dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ giảm nhưng như nguy cơ nguồn cung ngày càng tăng từ vụ cháy rừng ở Canada.
Chốt phiên 24/7, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 9 tăng 0,7 USD hay 0,9% lên 81,71 USD/thùng. Dầu WTI cùng kỳ hạn tăng 0,63 US cent hay 0,8% lên 77,59 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết dự trữ dầu thô của nước này giảm 3,7 triệu thùng trong tuần trước, so với dự đoán của giới phân tích trong một thăm dò của Reuters giảm 1,6 triệu thùng.
Dự trữ xăng của Mỹ giảm 5,6 triệu thùng so với dự đoán của giới phân tích giảm 400.000 thùng. Dự trữ sản phẩm chưng cất, gồm dầu diesel và dầu đốt, giảm 2,8 triệu thùng so với dự đoán tăng 250.000 thùng.
Tuy nhiên, thị trường vẫn cảnh giác về nhu cầu trong mùa hè trên toàn cầu. Các nhà máy lọc dầu của Mỹ dự kiến sẽ báo cáo thu nhập quý hai giảm mạnh so với một năm trước.
Giá bị áp lực giảm từ các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas và tiếp tục lo ngại rằng kinh tế suy giảm ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới, cũng giảm trong tháng 6 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2.
Dầu WTI giảm 7% trong 3 phiên trước, dầu Brent giảm gần 5%.
Bộ Năng lượng Nga cam kết tuân thủ hạn ngạch sản lượng dầu thô do nhóm OPEC+ đặt ra trong tháng 7, sau khi sản lượng của họ trong tháng 6 vượt quá giới hạn.
Vàng tăng do USD yếu
Giá vàng tăng do USD yếu đi, tập trung của nhà đầu tư chuyển sang số liệu kinh tế của Mỹ công bố trong tuần này để có thêm dấu hiệu về thời điểm ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất.
Vàng giao ngay tăng 0,1% lên 2.411,50 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 0,3% lên 2.415,7 USD/ounce.
Chỉ số USD giảm 0,2%. USD yếu hơn khiến vàng hấp dẫn hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác.
Ấn Độ cắt giảm thuế nhập khẩu vàng và bạc xuống 6% từ mức 15%.
Thị trường dự đoán 100% khả năng ngân hàng trung ương Mỹ cắt giảm lãi suất trong tháng 9.
Đồng giảm xuống mức thấp nhất 3,5 tháng
Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong 3,5 tháng, bởi dự trữ đang tăng và việc bán ra của các quỹ giao dịch hàng hóa.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,9% xuống 9.080 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 3/4.
Dự trữ đồng của kho LME tăng lên 236.700 tấn, mức cao nhất 34 tuần. Dự trữ đã tăng 28% kể từ đầu tháng 7.
Dự trữ đồng tăng thường báo hiệu nhu cầu tiêu dùng yếu.
Tâm lý các kim loại cơ bản sẽ được định hướng bởi các yếu tố vĩ mô trong tuần này, với số liệu GDP của Mỹ và chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân để làm sáng tỏ thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Quặng sắt Đại Liên tiếp tục giảm
Giá quặng sắt Đại Liên giảm phiên thứ 4 liên tiếp, áp lực giảm bởi thị trường thép suy yếu và những lo ngại kéo dài về nhu cầu tại Trung Quốc.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa giảm 1,65% xuống 775,5 CNY (106,61 USD)/tấn. Hợp đồng này đã giảm xuống 771,5 CNY/tấn trong phiên này, mức yếu nhất kể từ ngày 8/4.
Tại Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 8 tăng 0,21% lên 100,8 USD/tấn.
Hầu hết các loại thép tại Thượng Hải giảm giá. Thép thanh và thép cuộn cán nóng đều giảm gần 1,1%, dây thép cuộn giảm gần 1%, trong khi thép không gỉ tăng 0,57%.
Lợi nhuận của các nhà sản xuất thép yếu do giá thép giảm làm dấy lên lo ngại về nhu cầu quặng sắt yếu trong ngắn hạn.
Sản lượng thép của Trung Quốc giảm 1,1% so với năm trước xuống 530,6 triệu tấn trong nửa đầu năm 2024, theo Hiệp hội Thép Thế giới.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết thiếu hỗ trợ từ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sau cuộc họp chính trị quan trọng vào tuần trước đã gây ra làn sóng bán tháo, trong khi những vấn đề liên quan tới nguồn cung giảm bớt cũng gây sức ép lên lĩnh vực này.
Mysteel cho biết thêm, các công ty khai mỏ trên toàn cầu tại Úc và Brazil tăng cường xuất khẩu trong tháng 6 để mang lại diễn biến hàng quý tốt hơn.
Tuy nhiên, lượng tồn kho bất ngờ giảm trong tuần trước đã hạn chế đà mất giá của quặng sắt.
Tổng lượng quặng sắt ở các cảng Trung Quốc giảm 0,4% trong tuần trước xuống 149,6 triệu tấn tính tới ngày 19/7.
Cao su Nhật Bản tăng
Giá cao su Nhật Bản tăng bởi giá dầu và cao su nhân tạo tăng, mặc dù đà tăng bị hạn chế bởi đồng JPY mạnh lên.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 7 JPY hay 2,09% lên 322,2 JPY (2,08 USD)/kg.
Tại Thượng Hải hợp đồng cao su giao tháng 9 tăng 105 CNY hay 0,73% lên 14.545 CNY (1.999,51 USD)/tấn.
Giá dầu phục hồi, cao su thiên nhiên thường theo chiều hướng của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ.
Đường giảm
Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa giảm 0,25 US cent hay 1,4% xuống 17,91 US cent/lb, trước đó giá đã xuống mức thấp nhất 20 tháng tại 17,86 US cent/lb.
Thị trường này bị áp lực giảm bởi triển vọng cây trồng cải thiện tại Bắc bán cầu trong bối cảnh mùa mưa thuận lợi, bất chấp những lo ngại kéo dài về sản lượng và tỷ lệ mía để sản xuất đường ở Brazil. Sản lượng của Châu Á tăng sẽ bù nhiều hơn cho sự sụt giảm ở Brazil.
Đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 0,7% xuống 521,9 USD/tấn.
Cà phê giảm
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa giảm 7,95 US cent hay 3,3% xuống 2,3115 USD/lb, trước đó giá đã chạm mức 2,3055 USD/lb, thấp nhất hai tuần.
Các đại lý cho biết tốc độ thu hoạch nhanh chóng tại Brazil đang bổ sung áp lực cho thị trường này, ngoài ra lượng xuất khẩu trong tháng 7 theo xu hướng lên mức cao kỷ lục.
Đồng nội địa của Brazil suy yếu thúc đẩy nông dân bán ra.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 3,4% xuống 4.327 USD/tấn.
Thời tiết tại Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong tháng này, một dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của vụ tới.
Đậu tương giảm, ngô và lúa mì tăng
Giá đậu tương trên sàn giao dịch Chicago giảm do dự đoán nhu cầu thấp sau khi ghi nhận lên mức cao nhất hai tuần một ngày trước đó.
Đậu tương kỳ hạn tháng 8 đóng cửa giảm 6-1/2 US cent xuống 11,11 USD/bushel.
Trung Quốc nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới cho biết tỷ lệ tự cung cấp đậu tương của nước này đã tăng gần 4 điểm phần trăm trong hai năm.
Ngô tăng ngày thứ hai, do mua để đóng giao dịch bán khống và lo ngại ảnh hưởng với mùa vụ liên quan tới thời tiết.
Ngô CBOT kỳ hạn tháng 9 đóng cửa tăng 1-1/4 US cent lên 4,03-3/4 USD/Bushel.
Lúa mì Chicago tăng do thị trường cân nhắc ảnh hưởng của đợt nắng nóng và khô hạn ở Mỹ với sự không rõ ràng về số liệu của EU và triển vọng nguồn cung ngày càng tăng.
Lúa mì CBOT mềm đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 9 tăng 4-1/4 US cent lên 5,47 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 25/7
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- Lãi suất tiết kiệm mới nhất tại Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV: Ngân hàng nào trả lãi cao nhất?
- Thị trường ngày 23/7: Giá dầu, vàng, quặng sắt đồng loạt giảm, nhôm thấp nhất 4 tháng
- Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 22/7
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 19/07
- Thị trường ngày 19/7: Giá dầu và vàng duy trì ổn định, đồng thấp nhất 3 tháng
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 18/07
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 16/07
- Thị trường ngày 16/7: Giá dầu giảm, vàng cao nhất gần 2 tháng
- Thị trường ngày 12/7: Vàng lấy lại mốc 2.400 USD, cà phê lập đỉnh 2-1/2 năm
- Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 8/7