Thương hiệu trà sữa mới nổi Phê La: Bán 42.000 sản phẩm/tháng giữa đại dịch, chung chủ với chuỗi trà chanh Tmore?
Trong khi đó, một thương hiệu đối thủ nằm ngay cạnh luôn trong tình trạng vắng khách và đã đóng cửa không lâu sau khi Phê La đến
Hai năm trở lại đây, những tín đồ trà sữa có lẽ không còn xa lạ với thương hiệu Phê La, cái tên mới nổi đang làm mưa làm gió trên thị trường F&B. Giới thiệu mình là thương hiệu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tập trung vào phát triển dòng trà Ô Long đặc sản Đà Lạt, Phê La mở cửa hàng đầu tiên trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa, Hà Nội) vào tháng 3/2021. Cửa hàng này có diện tích nhỏ, phù hợp mua đồ take-away.
Hai tháng sau, Phê La khai trương cửa hàng thứ hai tại Hà Nội, với quy mô lên tới 200m2. Đây cũng là khởi đầu cho công cuộc “bành trướng” của thương hiệu mới nổi này. Các chi nhánh với không gian rộng, mật độ chỗ ngồi dày đặc liên tục được mở ra, hiện đã chạm mốc 15 cửa hàng. Trong đó Hà Nội có 9, Tp.HCM có 5, Đà Lạt có 1. Thiết kế các cửa hàng đều hướng theo concept cắm trại, xu hướng đang thịnh hành trong giới trẻ và khá khác biệt so với các thương hiệu “cây đa cây đề” hiện có trên thị trường.
Từ chi nhánh thứ hai, các cửa hàng Phê La đều có diện tích lớn
Sản phẩm chủ đạo của Phê La gồm dòng trà sữa và cà phê, với nhiều thức uống làm từ trà ô long, có giá dao động trong khoảng 55.000-65.000 đồng/ly.
“Trà Ô Long đặc sản tại Phê La còn được ươm trồng với phương pháp chăm bón hữu cơ, hoàn toàn với trứng gà, đậu nành và thu hái thủ công để có được những búp trà tươi và non nhất, tạo nên điểm khác biệt mạnh mẽ so với các thương hiệu khác”, chuỗi này giới thiệu.
Thương hiệu này không mất nhiều thời gian để thu hút khách hàng. Phê La từng cho biết ngay trong 5 tháng dịch bệnh căng thẳng, hãng vẫn bán ra hơn 210.000 sản phẩm, tức trung bình 42.000 sản phẩm mỗi tháng.
Các cửa hàng Phê La tại Hà Nội đều duy trì được lượng khách đông đảo uống tại quán, thậm chí hết chỗ ngồi vào cuối tuần. Đơn cử như chi nhánh Lê Văn Thiêm (Hà Nội) luôn tập trung đông đảo dân văn phòng vào buổi trưa – chiều. Trong khi đó, một thương hiệu đối thủ nằm ngay cạnh luôn trong tình trạng vắng khách và đã đóng cửa không lâu sau khi Phê La đến.
Không khó để thấy cảnh xếp hàng đợi order tại các cửa hàng Phê La
Theo tìm hiểu, chuỗi Phê La được vận hành bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Tra La , có địa chỉ tại số 24 ngõ 128C Đại La, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty đươc thành lập vào 24/3/2020, do bà Nguyễn Hạnh Hoa làm đại diện pháp luật. Các địa điểm kinh doanh của Phê La cũng đều do bà Nguyễn Hạnh Hoa làm đại diện.
Đáng chú ý, địa điểm kinh doanh Phê La Đặng Tiến Đông (tại 14 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội) do người phụ nữ này đứng đầu, có tên cũ là Công ty cổ phần Tmore – địa điểm kinh doanh Tmore. Đây là doanh nghiệp đang vận hành thương hiệu Tiệm trà Tmore , từng khá nổi tiếng trong giai đoạn mô hình cửa hàng trà chanh bùng nổ năm 2019-2020.
Tmore đi theo mô hình nhượng quyền. Hai năm đầu ra mắt, thương hiệu này đã có 176 cơ sở tại 36 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, sau khi “trend” trà chanh thoái trào, không rõ hiện Tmore còn bao nhiêu cửa hàng.
Hiện nay, cả Tmore và Phê La đều đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong đó, chủ đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho Tmore là Công ty Cổ phần Tmore và Công ty Cổ phần Tập đoàn Tra La. Còn nhãn hiệu Phê La với màu chữ màu tím được đăng ký bảo hộ bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Tra La, công bố ngày 26/10/2020.
Trên website chính thức của Phê La có đính kèm hạng mục nhượng quyền nhưng thương hiệu này chưa công khai bất kỳ thông tin nào liên quan đến chi phí hay chính sách nhượng quyền.
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- Chỉ có thể là Trung Quốc: Tạo ra sàn TMĐT chưa đầy 1 năm tuổi nhưng khiến cả ĐNÁ ‘run sợ’, sắp soán ngôi Amazon nhờ những sản phẩm ‘rẻ nhưng không ôi’
- An’s Kitchen - Thương hiệu tiên phong ngành thực phẩm ăn dặm cho bé
- Sau 14 năm, công ty mẹ Shopee lần đầu biết đến mùi lãi, khiến cả phố Wall ngỡ ngàng
- 258 sàn thương mại điện tử đã cung cấp thông tin cho cơ quan thuế
- Cạnh tranh trong lĩnh vực chuyển phát ngày càng gay gắt, VNPost Express bất ngờ báo lãi kỷ lục
- Đốt tiền không tiếc tay cho ZaloPay, VNG vẫn thua đau trong cuộc chiến ví điện tử: Kém cả app tài chính của các ngân hàng, bị MoMo lấn lướt
- Gọi được vốn khủng giữa "mùa đông công nghệ", CEO OnPoint nhận định: Năm 2023, các sàn TMĐT sẽ cố tối ưu để có lãi hoặc hòa vốn
- Grab và ShopeeFood, ai chiếm thị phần lớn hơn tại Việt Nam?
- “Kẻ cướp thị phần” Grab: Vượt mặt Foodpanda và ShopeeFood thống trị thị trường Food Delivery toàn Đông Nam Á, Shopee và AirAsia phải tập trung vào mảng cốt lõi
- Tech in Asia: Doanh thu giảm, Tiki báo lỗ tăng 39% trong năm tài chính 2022, cầm 187 triệu USD tiền mặt tại thời điểm cuối quý 3