Sau 14 năm, công ty mẹ Shopee lần đầu biết đến mùi lãi, khiến cả phố Wall ngỡ ngàng
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ 3, cổ phiếu của tập đoàn Sea có trụ sở tại Singapore đã tăng 20% sau khi công ty này báo lãi lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 2009.
Cụ thể, lãi ròng trong quý 4 của năm 2022 đạt 422,8 triệu USD, tăng từ mức âm 616,3 triệu USD trong cùng giai đoạn vào năm trước đó.
Có được kết quả tích cực này một phần là bởi chi phí bán hàng và marketing của Sea giảm 746 triệu USD khi ban lãnh đạo công ty cam kết giảm chi phí trong báo cáo tài chính của quý trước đó.
“Những biện pháp cắt giảm chi phí như đóng băng tuyển dụng và tiền lương đã giúp giải toả một phần nào sự căng thẳng đối với cổ phiếu Sea. Hơn nữa, kết quả có lãi đầy ngạc nhiên trong quý 4 năm 2022 sẽ tạo động lực cho Sea – đặc biệt là giúp minh hoạ cho con đường có lãi rõ ràng hơn phía trước”, theo Jonathan Woo – chuyên gia nghiên cứu tại Phillip Securities.
Ông Woo nói thêm: “Tuy nhiên, vẫn có một vài khó khăn vĩ mô và việc giảm chỉ số tổng giá trị hàng hoá (GMV) có thể gây ra sự trì hoãn cho con đường tới điểm có lãi”.
Những mảng kinh doanh cốt lõi của Sea là giải trí kỹ thuật số (Garena), thương mại điện tử (Shopee) cũng như thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ tài chính (SeaMoney).
Chủ tịch kiêm CEO của Sea nói vào ngày thứ 3 rằng năm 2022 là “một năm cách mạng”
“Với những sự không chắc chắn về điều kiện vĩ mô, chúng tôi đã dứt khoát xoay chuyển vào cuối năm ngoái và tập trung vào tính hiệu quả và khả năng có lãi. Kết quả là, chúng tôi bắt đầu chứng kiến những cải thiện đáng kể về kết quả kinh doanh”, CEO Forrest Li nói.
“Đầu tiên, chúng tôi tập trung mạnh mẽ hơn vào những lĩnh vực có tiềm năng lớn trên khắp các mảng kinh doanh. Chúng tôi đã rời đi hoặc thu hẹp quy mô hoạt động ở các thị trường không phải cốt lõi, hợp lý hóa mảng trò chơi của mình bằng việc thoái vốn và đóng cửa dự án, đồng thời hủy ưu tiên các sáng kiến không cốt lõi”.
Garena
Doanh thu từ mảng game Garena giảm 32,9% xuống 948,8 triệu USD trong quý, giảm từ mức 1,41 tỷ USD trong cùng giai đoạn vào năm trước đó.
“Chúng tôi dự đoán tốc độ tăng trưởng của Garena tiếp tục giảm trong tương lai, do thiếu những tựa game thu hút và tiếp tục chịu lệnh cấm với game Free Fire ở Ấn Độ”.
Shopee và SeaMoney
Trong khi đó, mảng thương mại điện tử Shopee và thanh toán kỹ thuật số SeaMoney tiếp tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022.
EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) của Shopee đã đạt mức dương đầu tiên ở mức 196,1 triệu USD trong quý 4 với những cải thiện về doanh thu và chi phí hoạt động. “Trong những thị trường châu Á, chúng tôi vẫn củng cố mạnh hơn vị trí dẫn đầu và nỗ lực để có lợi nhuận. Ở Brazil, chúng tôi sẽ tập trung vào việc đưa doanh nghiệp hướng tới có lãi để nắm bắt những cơ hội đáng kể trong thị trường mới này”, CEO Li nói.
Shopee tìm thấy thành công tại Brazil sau khi thử nghiệm và thất bại ở nhiều thị trường châu Âu. Gần đây nhất, họ tuyên bố sẽ mở rộng sự hiện diện ở Malaysia.
Woo kỳ vọng Shopee tiếp tục trở thành cỗ máy doanh thu chính của Sea trong tương lai.
“Sự thống trị ở nhiều thị trường của Shopee cũng cho phép công ty thu về hoa hồng nhiều hơn dù GMV và tổng đơn hàng giảm”, Woo nói.
EBITDA của mảng SeaMoney cũng dương lần đầu tiên, đạt 75,6 triệu USD trong quý 4 nhờ sự cải thiện doanh thu và chi phí bán hàng, marketing.
SeaMoney đang tiến hành những bước đi mạnh mẽ để cải thiện sản phẩm cũng như chất lượng.
“Do những vấn đề vĩ mô không chắc chắn và sự xoay trục mạnh mẽ gần đây, chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và sẽ tiếp tục điều chỉnh tốc độ cũng tinh chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp”, CEO Li nhấn mạnh.
Nguồn: CNBC
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- 258 sàn thương mại điện tử đã cung cấp thông tin cho cơ quan thuế
- Cạnh tranh trong lĩnh vực chuyển phát ngày càng gay gắt, VNPost Express bất ngờ báo lãi kỷ lục
- Đốt tiền không tiếc tay cho ZaloPay, VNG vẫn thua đau trong cuộc chiến ví điện tử: Kém cả app tài chính của các ngân hàng, bị MoMo lấn lướt
- Gọi được vốn khủng giữa "mùa đông công nghệ", CEO OnPoint nhận định: Năm 2023, các sàn TMĐT sẽ cố tối ưu để có lãi hoặc hòa vốn
- Grab và ShopeeFood, ai chiếm thị phần lớn hơn tại Việt Nam?
- “Kẻ cướp thị phần” Grab: Vượt mặt Foodpanda và ShopeeFood thống trị thị trường Food Delivery toàn Đông Nam Á, Shopee và AirAsia phải tập trung vào mảng cốt lõi
- Tech in Asia: Doanh thu giảm, Tiki báo lỗ tăng 39% trong năm tài chính 2022, cầm 187 triệu USD tiền mặt tại thời điểm cuối quý 3
- Thương mại điện tử - "Mỏ vàng" cho thương hiệu Việt mùa cuối năm
- Những mốc son đáng tự hào của Be năm 2022
- Nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be lần đầu tiên cho ra mắt dịch vụ beAirport