Thương mại điện tử: Cánh cửa mở cho nhà bán lẻ kinh doanh giữa dịch Covid-19
Kinh doanh trên TMĐT không khó, nhưng phải bắt đầu từ đâu?
Như rất nhiều nhà kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp của anh Trường đứng trước tình cảnh lợi nhuận âm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Trước tình thế và xu hướng chung, anh quyết định đăng ký gia nhập bán hàng trên sàn TMĐT Lazada vào tháng 3/2020. "Bắt đầu từ đâu?" là câu hỏi đầu tiên mà anh Trường cũng như nhiều nhà bán hàng truyền thống vấp phải do chưa quen với các khái niệm và quy trình vận hành kinh doanh trên nền tảng số. Nhưng việc lên sàn vốn tưởng khó lại hóa dễ với những người "chân ướt chân ráo" như anh Trường nhờ Học viện Lazada.
"Với những người quen kinh doanh truyền thống như tôi, việc lên sàn thực sự là một thử thách. Tôi khá trầy trật để làm quen với nền tảng mới cho khi biết về Học viện Lazada. Nhờ kinh nghiệm của các anh chị đi trước và các khóa học trực tuyến chuyên sâu đã cung cấp cho tôi đầy đủ hỗ trợ để tự tin lên sàn giữa đợt dịch Covid-19." Đó là chia sẻ của anh Lê Văn Trường – chủ doanh nghiệp Caring Life (chuyên kinh doanh các sản phẩm gia dụng hiện đại).
Giao diện của Lazada University
Thông qua Học viện Lazada, anh Trường dễ dàng tìm được chương trình đào tạo phù hợp với các nhà bán hàng mới bao gồm tổng quan về quy trình xử lý đơn hàng, thanh toán, vận chuyển và bộ công cụ giúp đẩy mạnh trải nghiệm của khách hàng. Nhờ đó, sau hơn một tháng tham gia Lazada, hiện nay doanh thu từ kênh online đã xấp xỉ với kênh kinh doanh trực tiếp trước đây. Số lượng đơn hàng đổ về Caring Life đều đặn hơn, trong đó tháng 4 là thời điểm kênh online đạt doanh thu cao nhất.
Những "trái ngọt" được tạo nên từ Học viện TMĐT quy mô bậc nhất Việt Nam
Thành lập từ 2016, ngoài anh Trường, Học viện Lazada đã trở thành địa chỉ quen thuộc cung cấp các khóa học miễn phí, giúp đỡ cho hơn 43.000 nhà bán hàng tại Lazada. Như chị Đoàn Trần Thùy Linh (chủ gian hàng Light Coffee), nhờ những kiến thức bổ ích với những khóa học chi tiết, liên tục từ năm 2018, 2019 và hiện tại, Light Coffee luôn nằm trong top nhà bán hàng có doanh thu cao nhất của Lazada. Hay chàng trai sinh năm 1996 Trịnh Trung Hậu, bằng cách khai thác tốt nguồn tài liệu và bài giảng của Học viện Lazada, Hậu đã thành thạo trong việc sử dụng các công cụ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, với riêng công cụ flash sale và chiến lược đẩy trung bình 16 deals/ tuần, cửa hàng BamBam Store đã tăng 55% doanh số, số lượng đơn hàng lên đến 400 đơn/ ngày, doanh thu trung bình dao động khoảng 200 triệu đồng.
Rõ ràng, với những dẫn chứng người thật – việc thật cùng 60 chủ đề đào tạo, không quá khi nhận xét rằng Học viện đã trở thành kho tàng kiến thức hiệu quả và lớn bậc nhất về TMĐT tại thị trường Việt Nam. Vào tháng 8/2018, Học viện Lazada đã kết hợp với Taobao Uni để đào tạo nhân sự là những giảng viên đầu tiên của Học viện. Tính đến nay, Học viện tại hai cơ sở TP. HCM và Hà Nội có tổng số 11 giảng viên tham gia đào tạo.
Trong số 11 giảng viên của Học viện Lazada, có không ít người đạt được những thành công nhất định nhờ các chương trình đào tạo của Học viện và mong muốn quay lại để chia sẻ kinh nghiệm và "truyền lửa" cho các nhà bán hàng mới. Trong đó, anh Trung Dương (Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Chia sẻ thêm về hành trình thành giảng viên, anh cho biết: "Toàn bộ các giảng viên chúng tôi đều trưởng thành từ Học viện Lazada và hiểu rõ nhưng khó khăn thời gian đầu của các bạn nhà bán hàng mới. Vì vậy, đầu quân về đây, của ít lòng nhiều, chúng tôi muốn giúp hướng dẫn cặn kẽ cách khai thác kiến thức từ thư viện khóa học, đưa ra nhiều kiến thức bổ ích cũng như truyền tải kinh nghiệm thực tiễn cho anh em mới bán hàng. Tất cả khóa học này được mở cho mọi người với lối trình bày đơn giản dễ hiểu và hoàn toàn miễn phí."
Anh Dương trong một buổi chia sẻ kiến thức của Học viện Lazada
Được biết, vào thời điểm dịch Covid-19 chưa xuất hiện, trung bình mỗi tháng Học viện tổ chức 4 buổi offline là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nhà bán hàng. Khi dịch Covid-19 bùng phát, Học viện đã chủ động gia tăng số buổi đào tạo online giúp cộng đồng nhà bán hàng chia sẻ khó khăn, tìm giải pháp và vượt khó cùng nhau. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2020 Học viện đã tổ chức được 55 buổi livestream.
Một buổi livestream hướng dẫn kiến thức giữa mùa dịch của Học Viện Lazada
Bước sang năm 2020, mục tiêu nâng cấp và thay đổi thương hiệu trang web Học viện Lazada trở thành Cổng thông tin học viện với việc nâng cấp nền tảng kỹ thuật, gia tăng tính năng thân thiện với người dùng được Lazada kỳ vọng sẽ duy trì được khoảng 13.000-15.000 lượt truy cập mỗi tuần. Nhận định là một kênh "giải mã tương lai" hiệu quả cho những ai đang hứng thú với ngành kinh doanh trực tuyến, Học viện Lazada đã, đang và sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng nhiều nhà bán hàng hơn nữa trong thời gian tới.
Việc quan tâm, hỗ trợ các nhà bán hàng trên nền tảng TMĐT được xem là nhiệm vụ trọng yếu góp phần tạo nên thành công cho sàn Lazada tại thị trường Việt Nam.
Ánh DươngTheo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Sở hữu nền tảng thương mại điện tử lớn nhất ĐNÁ nhưng thua lỗ kỷ lục, công ty mẹ Shopee liệu sẽ trở thành gã khổng lồ internet hay chỉ là bong bóng chờ nổ tung?
- Giao dịch online ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng
- COVID thúc đẩy làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới
- 5 điều doanh nghiệp cần chuẩn bị khi tham gia sàn thương mại điện tử
- Covid-19: Cú hích lớn cho mua sắm trực tuyến
- Tiki, Sendo sáp nhập: Đuối sức, 2 gã 'nhà nghèo' hợp nhất với hy vọng cuối cùng đấu lại 'nhà giàu' Shopee, Lazada?
- Lazada là nền tảng TMĐT duy nhất được vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2020" tại Việt Nam
- Kho Lazada những ngày tất bật sau Lễ hội mua sắm "Sale hè rực rỡ"
- Thương mại điện tử Việt Nam hướng tới quy mô 15 tỉ USD
- Mô hình “nhà bếp trên mây”: Cơ hội kinh doanh từ khủng hoảng