Tiếp tục đầu tư vào dự án bảo vệ môi trường, Shark Đỗ Liên “giành trọn” tình yêu của khán giả

“Từ các tập trước, tôi đã biết Shark Liên đầu tư vì cộng đồng chứ đâu phải vì lợi nhuận đâu, thích Shark Đỗ Liên ở điểm này”; “Mọi offer của Shark Liên đều đi kèm với cái tâm”.

Đó là hai trong rất nhiều bình luận bày tỏ sự yêu mến Shark Liên trên fanpage của Shark Tank Việt Nam sau khi chương trình này được phát sóng trên truyền hình thứ 4 tuần trước, tức ngày 11/9. Trong chương trình, Shark Liên đã đầu tư 4 tỷ đồng cho 33% cổ phần của Green Joy Straw - dự án sản xuất ống hút cỏ, sử dụng vùng nguyên liệu, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và bảo vệ môi trường.

Hàng loạt bình luận bày tỏ sự yêu mến đối với Shark Liên vì "bà ngoại 60" luôn chọn các dự án liên quan đến cộng đồng, phát triển bền vững

"Chọn được một nhà đầu tư có tâm để cùng mình phát triển thì quả là tuyệt vời. Nên hãy chọn Shark Liên về đội của mình nhé"; "Shark Đỗ Liên đầu tư vốn, thu lợi nhuận rồi đưa lợi nhuận vào các hoạt động từ thiện hoặc giúp đỡ người khác nhiều"; Shark Bình và Shark Liên tập này đấu tranh dữ dội luôn nhưng Shark Bình vẫn thua sự quyết liệt, đáng yêu của Shark Liên"; "Bà Ngoại cứ đáng yêu thế này, bảo sao lại không thích, đi theo Bà Ngoại chỉ có là chuẩn"; "Tập này Shark Liên nhất định phải giành cho bằng được startup, đáng yêu quá Bà Ngoại ơi!"…

Đó là rất nhiều bình luận tỏ lòng yêu mến đối với Shark Đỗ Liên sau khi vị cá mập này đầu tư cho Green Joy Straw.

Xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam mùa 3 tập 8, Nguyên Võ, Co-founder kiêm CEO của Green Joy Straw muốn gọi 2 tỷ đồng cho 20% cổ phần công ty. Môi trường, phát triển bền vững là điều mà Nguyên Võ rất trăn trở trong suốt thời gian qua, vậy nên, cô quyết định nghỉ công việc ngân hàng 10 năm để khởi nghiệp.

Tiếp tục đầu tư vào dự án bảo vệ môi trường, Shark Đỗ Liên “giành trọn” tình yêu của khán giả - Ảnh 1.
 
Theo lời của founder Green Joy Straw, ống hút cỏ Green Joy là giải pháp tối ưu để thay thế ống hút nhựa. Ống hút này dễ dàng phân hủy, an toàn cho sức khỏe. Ngoai ra việc sơ chế sản xuất ống hút cỏ này góp phần tạo việc làm ổn định cho bà con đồng bằng sông Cửu Long.

Qua 8 tháng hoạt động, Green Joy Straw đang cung cấp cho 100 nhà hàng khách sạn ở Việt Nam, hơn 30 thị trường trên thế giới. Trong đó có những khách hàng lớn đến từ Mỹ, Canada, Châu Âu. Một số khách hàng từ Pháp, Đức, Tây Ban Nha còn muốn phân phối độc quyền ống hút cỏ này tại đất nước của họ. Tại thị trường châu Á, Green Joy có khách hàng từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đi đúng xu hướng "chuộng" các sản phẩm thân thiện môi trường, nên Green Joy Straw cũng có những thành tựu nhất định trong việc kinh doanh, theo chia sẻ của người sáng lập. Doanh số sau 8 tháng hoạt động đạt mức 830 triệu đồng. Đến quý 4, 2019 startup này đã có những đơn đặt hàng đến từ Mỹ, châu Âu, doanh số dự tính đến cuối 2019 là 13 tỷ đồng, 2020: 150 tỷ đồng, 2021: 350 tỷ đồng và 2022 là 600 tỷ đồng. Trên thị trường hiện có 6 công ty gia nhập cạnh tranh. 

Green Joy hiện đã có giấy kiểm nghiệm về mẫu đất, mẫu nước, vi sinh, các tiêu chuẩn để xuất khẩu sang châu Âu. Sản phẩm của dự án này được sản xuất tại xưởng nhỏ ở vùng nguyên liệu tỉnh Long An. Nguyên Võ cho biết quy mô vùng nguyên liệu dự tính lên tới 100 ha, có thể mang lại 1 tỷ ống hút trong vòng 5 năm tới mỗi tháng có thể xuất khẩu 100-200 container một tháng.

Green Joy Straw "đích thị" là startup mà Shark Liên hướng tới

Vốn là người yêu mến, muốn trở thành "bà đỡ" của các bạn khởi nghiệp trong mảng cộng đồng, phát triển bền vững, những thông tin về startup ống hút cỏ đã "đốn tim" vị cá mập Đỗ Liên.

Thế nên, dù Shark Bình "yêu Green Joy Straw ngay từ cái nhìn đầu tiên" thì tình yêu mạnh mẽ của Shark Liên với startup này đã khiến Nguyên Võ "siêu lòng".

"Ý tưởng biến cỏ thành tiền đó là ý tưởng rất khác biệt và tôi trân trọng điều đó. Điều thứ hai là nghĩ đến môi trường. Kiếm được tiền rất vui, nhưng kiếm tiền mà còn hạnh phúc nữa thì không còn gì tuyệt vời bằng", Shark Liên nói.

Tiếp tục đầu tư vào dự án bảo vệ môi trường, Shark Đỗ Liên “giành trọn” tình yêu của khán giả - Ảnh 2.
 

"Tôi đã thích bạn ngay từ đầu. Một khi đã thích rồi thì khoảng cách về giá mọi thứ không có nghĩa".

"Thứ nhất tôi đang có lợi thế là Chủ tịch Quỹ Môi trường xanh việt Nam. Thứ hai bằng mối quan hệ của mình tôi có thể giới thiệu cho bạn rất nhiều khách hàng tiềm năng. Ngay sau buổi ghi hình này có ngay một khách hàng. Mở rộng thị trường, giúp bạn phát triển nhanh, mạnh và chiếm lĩnh thị trường càng nhanh càng tốt. Tự động hóa tôi làm được".

"Tôi đầu tư luôn suất của shark Bình. Tôi không muốn nhìn thấy mặt shark Bình trong dự án này bởi chúng ta là phụ nữ. Tôi muốn bạn trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ, lan tỏa đến phụ nữ Việt Nam".

Những lập luận, lý lẽ dầy thuyết phục và truyền cảm hứng của "Bà Ngoại" đã khiến founder của Green Joy Straw chọn Shark Liên là nhà đầu tư, cùng đồng hành để phát triển ống hút cỏ vươn xa.

Nhìn lại chặng đường Shark Tank Việt Nam mùa 3, lại càng thấy những startup mà Shark Liên đầu tư đều là các dự án phát triển bền vững, giữ gìn nét văn hoá, bảo vệ môi trường, vì cộng đồng. Đó là các dự án như Làng chài xưa – Bảo tồn nước mắm và các giá trị văn hoá truyền thống, Lamita – Tập luyện vũ đạo và truyền năng lượng tích cực cho phụ nữ, Revival Waste - Tái chế rác thải nhựa, BeHome – Cổ vũ cộng đồng LGBT khởi nghiệp và mới đây nhất là Green Joy Straw. Đó là lý do khán giả tặng bà danh xưng "Bà ngoại Cộng đồng".

 Ánh Dương

Theo: Nhịp Sống Kinh Tế

 

TIN CŨ HƠN


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật