USD và vàng quay đầu giảm ngày cuối tuần, Bitcoin tăng mạnh sau thông tin từ Nga
"Mọi thứ trong các thị trường hàng hóa đều được giao dịch bằng USD, do đó khi giá hàng hóa giảm thì USD cũng giảm theo", Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda ở New York cho biết.
Giá dầu giảm khoảng 2% trong phiên cuối tuần sau khi hoạt động xuất khẩu dầu thô từ đường ống CPC của Kazakhstan đã được nối lại một phần, làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung, trong khi Liên minh châu Âu vẫn chia rẽ về việc có nên áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ Nga hay không.
Chỉ số Dollar index kết thúc ngày 25/3 theo giờ Việt Nam giảm nhẹ 0,112% xuống 98,710, trong đó đồng euro tăng 0,18% lên 1,1016 USD.
Các dữ liệu kinh tế cho thấy giá cả và lãi suất tăng bắt đầu ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của Mỹ.
Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia Mỹ cho biết Chỉ số Bán nhà Đang chờ xử lý - dựa trên các hợp đồng đã ký - giảm 4,1% trong tháng 20/2022, là tháng giảm thứ 4 liên tiếp và trái ngược với kỳ vọng là tăng 1%. Thị trường nhà ở đã hạ nhiệt do thiếu hụt bất động sản, trong khi giá nhà cao và lãi suất thế chấp tăng có thể tiếp tục làm suy yếu nhu cầu. Chỉ số xu hướng tiêu dùng của Mỹ cũng chậm lại.
Mặc dù giảm trong phiên cuối tuần, song tính chung cả tuần, USD vẫn tăng mạnh, là tuần tăng thứ 6 trong vòng 7 tuần gần đây, do nhu cầu mạnh mẽ đối với tài sản trú ẩn an toàn và cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất.
Ngân hàng Trung ương Mỹ hôm thứ Sáu (25/3) cho biết họ dự kiến sẽ có hai lần tăng 50 điểm phần trăm trong các cuộc họp tháng 6 và 7 tới, để ngỏ khả năng tăng sớm hơn, tháng 5 và 6.
Các nhà phân tích đều nâng mức dự đoán về việc Fed sẽ tích cực hơn trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Đồng euro tăng so với USD trong phiên cuối tuần, song tính chung cả tuần vẫn giảm nhẹ. Lo ngại về suy thoái kinh tế dự kiến sẽ khiến biên độ dao động của euro ở trong khoảng hẹp.
Kết quả một cuộc khảo sát mới đây do Reuters tiến hành cho thấy xu hướng kinh doanh của Đức trong tháng 3 giảm do các vấn đề chuỗi cung ứng ngày càng tồi tệ bởi giá xăng dầu tăng cao và tình trạng thiếu tài xế.
Đồng yên Nhật kết thúc tuần này tăng 0,28% so với đồng bạc xanh, lên 121,99 CNY/USD, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất trong vòng hơn 6 năm, là 122,43 CNY. Mặc dù tăng trong phiên này, song yen Nhật giảm 3 tuần liên tiếp, mất gần 6% trong tháng 3, và vẫn tiếp tục chịu áp lực, với việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng, trái ngược với hầu hết các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu.
Đồng Bảng Anh kết thúc tuần này ở mức 1,3201 USD, tăng 0,14% so với phiên liền trước.
Đô la Australia tuần này tăng hơn 1%, là tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Phiên thứ Sáu (25/3), AUD ở mức 0,7508 USD, gần sát mức cao nhất 4 tháng của phiên liền trước – là 0,7527 USD.
Đô la Canada tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng so với USD sau 8 phiên tăng liên tiếp – dài nhất kể từ tháng 8/2016. Phiên 25/3, CAD tăng 0,2% lên 1,2535 CND/USD, tương đương 79,78 US cent ăn một CAD.
Đồng rúp Nga tương đối ổn định trong phiên vừa qua, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu bán khí đốt cho các quốc gia "không thân thiện" bằng đồng rúp. Kết thúc tuần, rúp Nga ở mức 102 RUB/USD.
Tiền tệ châu Á tăng trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần giảm so với USD.
Trong đó, tiền rupee của Ấn Độ và Baht của Thái Lan tăng mạnh nhất trong phiên này, do USD yếu đi và giá dầu thô giảm. Đồng rupee Ấn Độ tăng mạnh 0,3% lên 76,15 rupee, trong khi đồng baht tăng giá gần 0,5% vào thứ Sáu. Tuy nhiên, cả hai loại tiền này đều giảm 0,5% trong tuần, trong đó baht Thái giảm tuần thứ 5 liên tiếp.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan được cho là sẽ không thay đổi lãi suất 0,5% trong cuộc họp vào tuần tới.
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc cũng tăng mạnh trong phiên này, mặc dù xu hướng tăng không bền vững do kỳ vọng Mỹ sẽ tăng lãi suất nhanh và những mỗi lo ngại liên quan đến khủng hoảng ở Ukraine.
Đồng nhân dân tệ kết thúc tuần ở mức 6,3585 CNY, tăng 112 pip so với phiên trước đó.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tăng mạnh trong ngày 25/3 sau thông tin Nga đang cân nhắc việc chấp nhận Bitcoin để thanh toán cho các hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt. Bitcoin kết thúc tuần ở mức 44.274 USD.
Chủ tịch Ủy ban năng lượng của Duma Quốc gia Nga mới đây cho biết họ sẵn sàng linh hoạt hơn trong lựa chọn thanh toán dầu và khí đốt đối với các quốc gia "thân thiện" như Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó xem xét có thể chấp nhận các bên mua này thanh toán bằng tiền pháp định (fiat) của họ, hoặc bằng Bitcoin.
Giá Bitcoin trong 1 tuần qua.
Giá vàng giảm trong phiên cuối tuần do lợi suất trái phiếu tăng, song tính chung cả tuần vẫn tăng do lo ngại cuộc chiến ở Ukraine sẽ tiếp tục đẩy lạm phát tăng nữa, làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng như một nơi trú ẩn an toàn.
Giá vàng giao ngay kết thúc ngày 25/3 theo giờ Việt Nam giảm 0,1% xuống 1.956,19 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 0,3% xuống 1.955,70 USD.
Cuộc chiến ở Ukraine đã dẫn tới hậu quả là hàng hóa tăng trong bối cảnh lạm phát vốn đã ở mức cao.
Chris Gaffney, chủ tịch thị trường thế giới của Ngân hàng TIAA cho biết: "Nếu lãi suất tiếp tục tăng với tốc độ nhanh có thể hạn chế đà tăng của kim loại quý’, "Tuy nhiên, xu hướng chung của thị trường vẫn đang hỗ trợ cho kim loại quý. Chúng tôi nhận thấy khách hàng đang muốn đa dạng hóa vàng vào danh mục đầu tư của họ.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
TIN CŨ HƠN
- USD và vàng tăng, euro giảm khi Mỹ và phương Tây chuẩn bị vòng trừng phạt mới
- USD vững giá, vàng tăng mạnh
- Giá vàng trong nước tiếp tục lao dốc, giảm thêm 1 triệu đồng/lượng
- USD tăng trở lại, Euro, Bitcoin và vàng cùng đi xuống
- Vàng lao dốc không phanh, giảm mạnh 6 triệu đồng/lượng
- Cổ phiếu Grab mất gần 40% giá trị chỉ trong một phiên vì khoản lỗ kỷ lục
- Tăng mạnh trở lại, giá vàng đang 'ăn theo' lạm phát?
- Giá vàng thế giới mất 100 USD/ounce chỉ trong chưa đầy 24 giờ, các chuyên gia nói gì?
- Giá vàng trong nước giảm mạnh 2 triệu đồng/lượng
- Thị trường ngày 11/2: Giá dầu diễn biến trái chiều, vàng cao nhất 2 tuần