Vào Việt Nam đã 3 năm, vì sao H&M vẫn trung thành duy nhất với kênh mua sắm tại cửa hàng?
Tuy nhiên thực tế là những khách muốn sở hữu sản phẩm của H&M đều không có lựa chọn nào khác ngoài việc tới trực tiếp các cơ sở trên để mua sắm. Bởi H&M không có website mua sắm riêng cho thị trường Việt Nam. H&M không hợp tác với các sàn TMĐT trong nước. Fanpage H&M Việt Nam cũng chỉ để quảng bá, giới thiệu thông tin về sản phẩm.
Trong một lần hiếm hoi xuất hiện trước công chúng, chị Phạm Ngọc, Giám đốc truyền thông của H&M Việt Nam đã lý giải rõ hơn về điều này.
"H&M nhìn nhận kênh online có nhiều tiềm năng để khai thác. Nhưng nhìn vào thời điểm hiện tại, nhìn vào hành vì mua sắm và tâm lý của khách hàng, chúng tôi nhận thấy tiềm năng khai thác của các cửa hàng vật lý vẫn còn. Mọi người thích đến đến để lựa đồ, thử đồ, sờ tận tay vào chất liệu. Với người Việt Nam, họ không chỉ mua sắm để mua sắm mà còn để gặp gỡ bạn bè, đi chơi với gia đình dịp cuối tuần,...", chị Ngọc chia sẻ tại sự kiện SR Fashion Business Talk #10.
"Online là câu chuyện chúng ta đều nghe nhiều rồi nhưng với H&M sẽ là câu chuyện trong tương lai xa hơn".
Đại diện H&M Việt Nam tiết lộ đại dịch cũng làm thương hiệu thời trang này chao đảo. H&M từng phải đóng cửa tất cả các cửa hàng ở các trung tâm mua sắm đồng thời huỷ cả việc ra mắt bộ sưu tập mới.
Tuy nhiên, vào thời điểm dịch bùng phát, thương hiệu lựa chọn ưu tiên con người lên hàng đầu. Tận dụng mạng xã hội với hàng trăm triệu lượt theo dõi, H&M Việt Nam thường xuyên chia sẻ các thông tin hữu ích về sức khoẻ, những thông điệp truyền cảm hứng để giữ vững cộng đồng yêu mến thương hiệu.
Kết quả là dù chỉ có một kênh mua sắm offline duy nhất, hoạt động kinh doanh của H&M đã phục hồi nhanh chóng.
Chị Ngọc cho biết lượng khách hàng đến mua sắm chỉ bằng 70% cùng kỳ năm ngoái nhưng doanh thu trong tháng 5 tính ra cũng bằng khoảng 90%. Nguyên nhân do những khách đi shopping sẽ là người có nhu cầu thực sự, chỉ cần thiết họ mới ra ngoài. Bên cạnh đó khi ít khách hàng hơn, các nhân viên có thời gian chăm chút hơn cho cửa hàng cũng như tiếp cận, tư vấn cho khách.
"Số lượng sản phẩm trên mỗi đơn hàng tăng lên, thay vì mua 1-2 sản phẩm như trước đây thì với một đơn hàng, khách có thể mua 3-4 sản phẩm".
Đại diện truyền thông đến từ H&M Việt Nam cho biết, sau dịch, ngành hàng trẻ em của H&M được bán rất mạnh. Các ngành hàng khác cũng tăng trưởng nhanh chóng. Chị tin rằng khi dịch bệnh kết thúc, nhu cầu ăn mặc đẹp, chăm sóc bản thân của khách hàngsẽ gia tăng. Tuy nhiên họ có xu hướng ưu tiên những mặt hàng giá cả phải chăng vì đại dịch đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của họ.
TIN CŨ HƠN
- Xoay trở trong "mùa" dịch Covid-19: Tìm cơ hội trên thị trường online
- Thương mại điện tử giữa đại dịch: Thất thu hàng trăm tỷ đồng
- Thương mại điện tử: Cánh cửa mở cho nhà bán lẻ kinh doanh giữa dịch Covid-19
- Sở hữu nền tảng thương mại điện tử lớn nhất ĐNÁ nhưng thua lỗ kỷ lục, công ty mẹ Shopee liệu sẽ trở thành gã khổng lồ internet hay chỉ là bong bóng chờ nổ tung?
- Giao dịch online ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng
- COVID thúc đẩy làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới
- 5 điều doanh nghiệp cần chuẩn bị khi tham gia sàn thương mại điện tử
- Covid-19: Cú hích lớn cho mua sắm trực tuyến
- Tiki, Sendo sáp nhập: Đuối sức, 2 gã 'nhà nghèo' hợp nhất với hy vọng cuối cùng đấu lại 'nhà giàu' Shopee, Lazada?
- Lazada là nền tảng TMĐT duy nhất được vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2020" tại Việt Nam