Vì đâu một startup của người Việt chỉ mất 3 năm để thành kỳ lân nhưng "trụ sở" lại đặt ở Singapore?
Phim tài liệu "Hành trình cho kỳ lân Việt" do Ban biên tập VTV1 sản xuất đăng ngày 21/2/2022 đưa tin về 3 kỳ lân công nghệ hiện tại của Việt Nam là VNG, VNPay và Sky Marvis.
Trong khi các công ty khác mất chục năm để đạt mục tiêu trở thành kỳ lân, nghĩa là một startup công nghệ được định giá hơn 1 tỷ đô la thì Sky Mavis của Nguyễn Thành Trung đã vượt ngưỡng tỷ USD trong chưa đầy 3 năm. "Thành công đến nhanh hơn cũng có nghĩa áp lực từ thị trường cũng lớn hơn, hiện Sky Mavis đặt trụ sở ở Singapore, có chi nhánh tại Việt Nam để phân phối phần mềm", trích từ phim tài liệu VTV1.
Trở thành kỳ lân công nghệ của Việt Nam Sky Mavis được định giá tỷ USD nhờ thành công của game Axie Infinity. CoinDesk chuyên trang tin tức lâu đời về thị trường tiền số đã dành lời khen ngợi Nguyễn Thành Trung, một trong 10 nhân vật được bình chọn ảnh hưởng nhất thế giới crypto năm 2021: "nhân vật làm cho tiền điện tử trở nên thú vị hơn".
Chia sẻ với VTV1, Nguyễn Thành Trung cho biết: "Chúng tôi xuất phát điểm khác so với nhiều công ty công nghệ tại Việt Nam. Chúng tôi bắt đầu ở thị trường quốc tế trước. Mặc dù những năm gần đây Việt Nam rất phát triển tuy nhiên xét trên quy mô thế giới thì thị trưởng Việt Nam vẫn nhỏ, nếu bắt đầu từ một ngành công nghệ mới thị trường Việt Nam có thể không đủ để phát triển nên bắt buộc chúng tôi tiến đánh ra thế giới. Đây là quá trình phát triển vừa kiện toàn về bộ máy tổ chức vừa phải có nền văn hoá, suy nghĩ đa quốc gia thì mới hoạt động được trên thị trường quốc tế thay vì một đội ngũ toàn Việt Nam".
Khi bắt đầu với Axie năm 2018, Nguyễn Thành Trung tập hợp được nhiều nhân sự giỏi, 3/5 thành viên là người Việt, 2 cộng sự người nước ngoài bao gồm 1 nhân sự người Mỹ và Na Uy, hiện tại nhân sự của Sky Mavis tăng lên hơn 100 người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
"Vào năm 2018, tiền mã hoá còn rất ban sơ vì vậy có nhiều vấn đề cần giải quyết, thời gian đầu chúng tôi phải đối mặt với nhiều khó khăn thậm chí còn suýt phá sản vài lần, đây thực sự không phải là một hành trình thuận lợi, chúng tôi không mong muốn cộng tác với người chỉ chăm vào việc chỉ trong vùng an toàn", Jeffrey Zirlin, đồng sáng lập Sky Mavis, một trong những người chơi thời kỳ đầu của Axie Infinity đã từ bỏ mọi thứ sang Việt Nam xây dựng startup với Nguyễn Thành Trung chia sẻ.
Lý giải vì sao chọn đặt trụ sở tại Singapore, Nguyễn Thành Trung trả lời VTV1 rằng: "Blockchain và NFT rất mới. Để phát triển ngành này chúng ta phải có sự làm quen, giờ mặc dù có thành công bước đầu nhưng còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn đẩy mạnh hơn. Nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quan trọng nếu muốn phát triển ở thế giới và đặc biệt tại Việt Nam, mặc dù chúng ta có lợi thế về thời điểm nhưng để đi trước các nước khác trên thế giới bắt buộc chúng ta phải có nguồn nhân lực tốt. DN ở thời điểm ban đầu có rất ít thời gian để quyết định xem làm thế nào vừa ở Việt Nam vừa tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình, DN bắt buộc phải tìm đến vị trí địa lý làm cho công việc phát triển dễ dàng hơn hơn, thu hút vốn đầu tư dễ dàng nên rất khó chọn thị trường Việt Nam ở thời điểm ban đầu".
Chia sẻ với VTV1, ông Nguyễn Huy Dũng Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông cho rằng Singapore thực sự là đầu mối khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của khu vực vì Singapore có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp đến nhưng nhìn ở góc độ khác, Việt Nam có đặc thù ở VN, nếu doanh nghiệp VN khởi nghiệp ở nước ngoài để cung cấp sản phẩm cho toàn cầu sau đó quay về chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì tốt. Nhưng nhìn lại những tồn tại hạn chế của chúng ta, để một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp ở Việt Nam thì có thể khởi nghiệp ở VN thay vì nước khác vì hành lang pháp lý và thể chế của VN không thuận lợi, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư nghiên cứu và có kiến nghị đề xuất để điều chỉnh chính sách phù hợp sao cho DN nếu không chọn khởi nghiệp ở VN vì lý do khác chứ không phải vì hành lang pháp lý và thể chế.
Nhà báo Đỗ Lê Thăng nhận xét, Nguyễn Thành Trung dựa trên nền tảng blockchain phân phối trên toàn thế giới rất nhanh, đó là nền tảng mà người Việt trẻ tạo ra những ứng dụng mà trong một lĩnh vực mới thì khoảng cách giữa người Việt và người nước ngoài không quá xa, một kỹ sư người Việt và người Đức có thể khá xa nhưng một lập trình game ở Việt Nam và một nhà phát triển game ở Sillicon Valley khoảng cách đó ngắn hơn rất nhiều. "Chúng ta đang có một lứa trẻ có năng lực toàn cầu để thích ứng với thay đổi rất nhanh của thế giới công nghệ", nhà báo Đỗ Lê Thăng kết luận.
Nguyễn Thành Trung cho rằng, "Blockchain và NFT là một thị trường cực kỳ mới nên có nhiều điểm mọi người còn chưa nắm rõ trong quá trình tham gia. Ngoài việc phát triển công nghệ và sản phẩm thì đây còn là thị trường mọi người có thể đầu tư. Khi nhắc tới đầu tư thì chúng ta phải trang bị thật kỹ kiến thức và trước khi quyết định việc gì thì phải tìm hiểu kỹ".
Trước đó, báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company thực hiện đã đưa ra nhận định nền kinh tế Internet của Việt Nam dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, đạt 220 tỷ đô la Mỹ về Tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030...
Báo cáo dự đoán rằng Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam đang bước vào 'Thập kỷ Kỹ thuật số' khi Internet ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Khu vực này hiện có hơn 440 triệu người dùng Internet và quan trọng là 350 triệu trong số đó là người tiêu dùng kỹ thuật số, tức là người dùng Internet đã sử dụng ít nhất một dịch vụ trực tuyến.
Trước Sky Mavis, Việt Nam có 2 kỳ lân công nghệ là VNG (hiện có định giá 2 tỷ USD) và VNLife.
Chia sẻ với VTV1, ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG, kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam cho rằng, chặng đường khởi nghiệp cũng như chặng đường tạo ra sản phẩm công nghệ có giá trị và có nhiều người dùng là một chặng đường lâu dài. Điều quan trọng không phải mình tạo ra mốc kỳ lân công nghệ nhanh hay chậm mà mình tiếp tục kiên trì, sáng tạo mới là điều quan trọng nhất.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
TIN CŨ HƠN
- Ông chủ TikTok Trung Quốc tiết lộ 5 bí quyết giúp người trẻ xây dựng sự nghiệp lẫy lừng, đặc biệt có 1 điều mà tỷ phú nào cũng làm
- CEO 9X của Finbox: Chuyên Toán đầu tư chứng khoán, từ trách nhiệm “vào thị trường và lấy lại tiền cho gia đình” đến nhà sáng lập robot hỗ trợ NĐT cá nhân
- Bỏ việc Microsoft vì chán để khởi nghiệp, người đàn ông 38 tuổi lập nên mạng xã hội có trên 1 tỷ người dùng, vượt mặt từ Mark Zuckerberg đến Jack Ma
- Người con của núi rừng khởi nghiệp bằng tình yêu với “viên ngọc thô” cà phê
- Chàng trai 25 tuổi làm giám đốc quỹ đầu tư khởi nghiệp 10.000 tỷ
- CEO Dhfoods kể lại thời khởi nghiệp với mì ăn liền: Chỉ thay đổi một chi tiết trong gói mì mà giúp thắng tuyệt đối Thái Lan, mở đường tới Đông Âu
- Quản lý quỹ 9x đứng sau deal triệu USD của Dat Bike và MindX: ‘The next unicorn’ của Việt Nam sẽ là MoMo, Tiki; KiotViet và Giao hàng Nhanh cũng nhiều hy vọng
- Anh xe ôm khởi nghiệp, cty kiếm 10 tỷ/năm: “Tiếc cho các bạn định gắn bó với nghề shipper”
- Chuyện FPT: Từ công ty tiên phong khởi nghiệp, đến đại gia 4 tỷ USD vẫn không ngừng startup
- Hành trình lập nghiệp của nguyên quản lý quỹ Vietnam Holding: Đầu tư kiếm triệu đô trước tuổi 28, mất trắng khi khởi nghiệp, làm lại với mô hình kinh doanh đang ‘bùng nổ’ toàn cầu