11 lời khuyên cho người muốn kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
11 lời khuyên dành cho người kinh doanh siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa
1. Địa điểm kinh doanh siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa
Bản chất mô hình kinh doanh này là mô hình kinh doanh địa điểm, chính bởi vậy mà vai trò của địa điểm là vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn được địa điểm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình là điều vô cùng cần thiết.
Hầu hết những người có sẵn mặt bằng thì kinh doanh siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa trên đất nhà mình, đối với họ không có nhiều sự lựa chọn, nhưng đối với người phải đi thuê mặt bằng để kinh doanh thì nên cân nhắc, lựa chọn kỹ mặt bằng kinh doanh phù hợp, có thể giá mặt bằng cao hơn chút nhưng được địa điểm đẹp thì vẫn là điều nên làm.
2. Đừng chết vì đói vốn
Yếu tố tiếp theo chính là vốn, việc phải cày cố, vay mượn mới có thể mở cho mình cửa hàng để kinh doanh cũng khá rủi ro, nhất là đối với trường hợp phải đi thuê mặt bằng lẫn nhân sự thì rủi ro vô cùng. Chính bởi vậy người kinh doanh trên mặt bằng nhà mình họ ít rủi ro trong kinh doanh là vậy, nó không chỉ đơn thuần là cắt giảm được chi phí thuê mặt bằng, mà còn chi phí cơ hội, nó rất là lợi thế.
Thay bởi mỗi dịp phải đến đóng tiền nhà, người đi thuê mang cả đống tiền đi nộp cho chủ nhà, còn người kinh doanh trên mặt bằng nhà mình nhập hàng hóa bổ sung, mà ai kinh doanh mô hình này cũng đều biết rồi đó, hàng hóa bày bán trong cửa hàng quan trọng như nào, tất nhiên vẫn phải lựa chọn hàng hóa phù hợp.
Đối với người chưa có kinh nghiệm thì chưa biết mình nên cần bao nhiêu vốn để mở được cửa hàng và sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì trong quá trình kinh doanh, nhất là giai đoạn đầu vô vàn khó khăn và đầy rẫy rủi ro.
Chỉ cần giữ những nguyên tắc cơ bản này thì bạn sẽ chủ động hơn trong việc dự trù nguồn vốn cần có để kinh doanh:
- Vốn đủ để setup cửa hàng
- Dự trù khoản đủ sinh hoạt tối thiểu trong 6 tháng mà không được rút tiền từ cửa hàng ra.
- Dự trù đủ khoản tiền nhà tiếp theo ( đối với người phải thuê mặt bằng)
3. Đừng mở cửa hàng kinh doanh vì không có việc gì làm
Khi bạn bế tắc trong công việc thường là năng lực của bạn có hạn, nếu cố gắng vay mượn hoặc cày cố mở cửa hàng kinh doanh cho bằng được thì mức độ rủi ro là rất cao.
Thay vào đó hãy bằng cách này, cách khác tìm hiểu thông tin, kiến thức, kinh nghiệm để có sự chuẩn bị tốt nhất có thể thì mới bắt tay vào triển khai công việc kinh doanh của mình.
Rủi ro của người kinh doanh lớn hơn nhiều so với người đi làm thuê, đối với người đi làm thuê thì rủi ro lớn nhất cùng lắm là làm công không, nhưng đối với người kinh doanh thì có thể mất đến 5,70% vốn đầu tư ra là chuyện bình thường, thậm trí còn mất trắng đó, mà đối với người đi vay tiền để kinh doanh thì kết quả đó nó khủng khiếp thế nào?
Nên đừng vội khởi nghiệp kinh doanh siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa khi bạn không có gì trong đầu, nó rất rủi ro đối với bạn.
4. Hãy chuẩn bị cho mình tình huống xấu nhất có thể xảy ra
Khi tâm thế của mình đã nghĩ tới tình huống xấu nhất trong kinh doanh có thể xảy ra và đương nhiên là phải nghĩ có phương án để giải quyết và vô tình trong quá trình kinh doanh nếu tình huống đó đến thật, thì chúng ta hoàn toàn chủ động được tâm lý cũng như phướng án tình huống xấu nhất đó rồi, đó mới gọi là sự chuẩn bị tốt nhất.
Chứ không phải là lao vào kinh doanh như một con thiêu thân liều lĩnh, điều đó cực kỳ nguy hiểm. Người biết lo xa thì sẽ tránh được họa gần, nên đừng bao giờ nghĩ con đường sự nghiệp kinh doanh của mình luôn trải đầy hoa hồng.
5. Thôi đừng ảo tưởng sức mạnh
Hầu hết người mới kinh doanh đều đa phần nghĩ kinh doanh đơn giản, nguy hiểm hơn nữa là nghĩ mình giỏi, mình biết cả. Xin lỗi nhưng cực hiếm người chưa kinh doanh mô hình này mà biết được quá 5% kiến thức cần có để có thể kinh doanh hiệu quả mô hình này.
Chả thế mà nhiều người bỏ ra cả tỷ bạc mở cửa hàng thanh lý thu lại được có 4,5 trăm triệu. Đừng nghĩ người có tiền tỷ họ kém, họ không có kiến thức, kinh nghiệm gì. Chẳng qua là chết vì thiếu hiểu biết, kiến thức kinh doanh mô hình này nó khá đặc thù, và phức tạp, thậm trí lắt nhắt. Hầu hết các cửa hàng có quy mô dạng siêu thị mini thất bại là người chủ cực hiếm xuất hiện ở cửa hàng và kinh doanh theo dạng đầu tư, phần còn lại thanh lý bởi vấp phải mấy lý do phía trên.
Trong trường hợp setup một siêu thị mini hoạt động automatic (quản lý từ xa) nó chẳng khác nào xây dựng một doanh nghiệp quy mô nhỏ hoạt động mà người giám đốc không thường xuyên có mặt ở đó, nó thực sự không hề đơn giản như chúng ta nghĩ. Đừng nghĩ bỏ vốn ra đầu tư có được cửa hàng mà nó tự sinh lời hàng tháng cho mình, dễ vậy đâu đến lượt mình làm.
6. Chủ động đón nhận cú sốc đầu đời
Chắc hẳn ai mở cửa hàng ra đều có niềm tin chiến thắng, đều có một dự đoán kết quả kinh doanh khả quan (thường là vậy, vì nghĩ cuộc đời trải đầy hoa hồng), nhưng hãy trải nghiệm vài tháng đầu mới biết được thực tế nó khác xa như nào so với chúng ta dự đoán bàn đầu, hay so với bản kế hoạch nằm trang trang giấy thiếu thực tế kia.
Giai đoạn đầu kinh doanh vốn dĩ vô cùng khó khăn, vất vả và kém hiệu quả. Khách hàng thì chưa có, hàng hóa thì lộn xộn, không biết cái nào bán được, cái nào không, nhập nhiều thì sợ ế, nhập ít thì hết hàng, khách vào chê giá rẻ, giá đắt... Nhưng chung quy lại là giai đoạn đầu kinh doanh thì doanh số cửa hàng sẽ cực thấp, ai không vượt qua được giai đoạn này thì chắc chắn là tạm biệt với nghề, ta đi tìm chân trời mới.
Chưa dừng lại ở đó, chỉ sau 6-8 tháng kinh doanh thôi, thì chắc chắn là một đống hàng cận date, hết date tại cửa hàng xuất hiện, đó là do quá trình lúc nhập hàng thiếu sự hiểu biết, thiếu sự tính toán cân đối nhập hàng số lượng phù hợp với mô hình của cửa hàng mình, thường chết vì nghe sales tư vấn (tất nhiên không phải sales nào cũng không tốt), nhưng đặc điểm chung là ông sales nào cũng nói hàng mình bán tốt lắm, chương trình ngon, không lấy nhanh thì hết cháy hàng.
Cửa hàng tạp hóa | siêu thị mini mọc lên như nấm, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khách hàng thì ngày càng lười hơn nhưng lại yêu cầu người kinh doanh phải có dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn vì chỉ đơn giản là đối với họ không mua chỗ này thì mua chỗ khác có sao đâu.
Chính bởi vậy mà cạnh tranh ngày càng cao, lợi nhuận ngày càng mỏng, mức độ đào thải ngày càng lớn, nên hầu hết các cửa hàng không có lợi thế cạnh tranh gì so với các cửa hàng bên cạnh đều bị loại bỏ ra khỏi cuộc chơi, đặc biệt đối với cửa hàng thuê mặt bằng thì rất nhanh có kết quả.
Thế hệ kinh doanh tạp hóa | mart ngày nay đã chuyển đổi từ các mẹ, các cô giờ đa phần là lứa tuổi từ 25-35 tuổi, tức là thế hệ có sức lực, trí lực, và có tài lực, họ không kinh doanh thụ động như thế hệ phụ huynh ở thế hệ trước, họ kinh doanh bằng cách xây dựng lợi thế cho mình, họ tồn tại bằng cách không bị động ngồi đợi khách tới mua cửa hàng mà biết cách bằng cách này cách khác để kinh doanh, để tồn tại, để phát triển. Và đương nhiên cửa hàng nào chỉ đơn thuần kinh doanh theo kiểu truyền thống thì rất khó để có thể tồn tại được.
8. Hãy tập trung vào bán lẻ
Đối với mô hình cửa hàng tạp hóa | siêu thị mini thì chủ yếu cung cấp và phục vụ cho một lượng dân cư phạm vi nhất định (thông thường bán kính 500m đối với khu vực trung tâm, 1km đối với khu vực nông thôn - nếu không biết khai thác Online), đồng nghĩa với đó là sức mua có hạn, và chắc chắn chỉ sau thời gian kinh doanh là sẽ đạt ngưỡng cao nhất có thể.
Nên chỉ có thể tập trung vào bán lẻ thì mới có thể khai thác tối đa lợi nhuận cho cửa hàng của mình được, và thay vào sa đà chạy doanh số thì tối ưu lợi nhuận và tập trung chăm sóc tốt lượng khách hàng vốn ít ỏi của mình cho thật tốt.
9. Hãy biết cách gia tăng lợi nhuận cho cửa hàng
Chỉ đơn thuần bán những sản phẩm phổ thông, thiết yếu thì rất khó để có thể cửa hàng có được lợi nhuận tốt đủ duy trì hoạt động, hoặc là có hiệu quả cao. Cần phải gia tăng các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho cửa hàng nhưng vẫn đảm bảo được phù hợp với cửa hàng của mình.
Bên cạnh đó là nên tập trung kinh doanh có mũi nhọn, đừng để tình trạng cửa hàng mình cái gì cũng có nhưng thực tế lại chả có gì, vừa quen mắt mà vừa lạ lẫm. Đó cũng chính là cách tạo lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng của mình so với đối thủ mà các cửa hàng khác cũng rất khó có thể bắt chước và copy.
10. Biết làm marketing chủ động kéo khách hàng đến cửa hàng
Tránh tình trạng chỉ đơn thuần ngồi đó đợi khách hàng, mà cửa hàng cần biết cách làm marketing để thu hút, kéo khách hàng đến cửa hàng. Hầu hết người kinh doanh mô hình này lại đa phần rất yếu kém trong việc này nên cần phải nâng cao kiến thức và chăm chỉ hơn để giải quyết vấn đề này.
Chả có gì là đơn giản mà có kết quả ngay được, cần phải chịu khó nghiên cứu, trải nghiệm các cách khác nhau, qua quá trình thì mới đúc rút ra được cách nào phù hợp với cửa hàng của mình, với khách hàng của cửa hàng của mình được.
Bên cạnh đó, đối với mô hình kinh doanh, mỗi địa điểm, khu vực lại có cách làm marketing khác nhau, nên người kinh doanh cần phải nghiên cứu thì mới có thể áp dụng và lựa chọn phương án phát huy hiệu quả nhất cho cửa hàng của mình được.
11. Quản trị cửa hàng bằng phần mềm bán hàng
Phần mềm bán hàng ra đời không chỉ đơn thuần thay thế cho con người mỗi khoản nhớ giá sản phẩm, mà cần phải dùng nó vào việc quản trị cửa hàng.
Người kinh doanh cần phải biết được:
- Tồn kho hiện giờ bao nhiêu
- Lãi lỗ cửa hàng như nào
- Sản phẩm nào bán tốt, sản phẩm nào bán chậm
- Một ngày xuất bao nhiêu đơn hàng
- Giá trị trung bình từng đơn hàng bao nhiêu
- Tồn kho tối thiểu, tồn kho tối đa từng sản phẩm
- Tốc độ quay vòng từng sản phẩm ra sao, từng thời điểm thế nào?
- Hiệu quả kinh doanh từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, nhà cung cấp như nào
- ....
Biết khai thác các chức năng, tính năng của phần mềm thì người kinh doanh sẽ hoàn toàn nắm được thông tin và phân tích quản trị được hoạt động kinh doanh của cửa hàng, có vậy mới có thể xây dựng dược mô hình siêu thị mini automation được.
Chỉ tiếc rằng hầu hết các cửa hàng, siêu thị mini đang kinh doanh dữ liệu đều sai hết, và chắc chắn là cực khó (hoặc không biết) để phân tích được tình hình kinh doanh của cửa hàng mình ra sao?
Nguyễn Văn Thịnh
Chuyên gia đào tạo kinh doanh siêu thị
TIN CŨ HƠN
- Chiến thuật “neo” giá trong bán hàng
- Tư vấn mở đại lý sơn Dcolex chiết khấu cao, nhiều ưu đãi
- Bài học kinh doanh của người ăn mày trên phố, dân sales ai cũng nên đọc
- Bí quyết trở thành nhà bán lẻ hiệu quả nhất Việt Nam của FPT Shop: Sales kiêm luôn công việc của anh kỹ thuật, chị kế toán, mỗi nhân viên đem về 2,2 tỷ đồng doanh thu
- Nếu không biết nói "Không", bạn sẽ chỉ là một "kẻ nô lệ" và mãi "tầm thường"
- Giữa Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền, nếu chọn, bạn sẽ theo ai?
- Cá nhân hoá - Xu hướng bán lẻ mới: Nhớ mặt, thuộc tên, nắm lịch sử mua sắm và biết chắc chắn khách hàng mua gì ngay khi họ vừa đặt chân tới cửa hàng
- Hàng Thái, Nhật, Hàn đang dần chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Việt
- 7 bài học cuộc sống từ ông vua giải trí Walt Disney: Thôi ảo tưởng, những giấc mơ cần rất nhiều tiền và muốn có tiền, đầu tiên hãy học cách bán hàng!
- Có 3 con ếch ngồi trên 1 chiếc lá, 1 con quyết định nhảy xuống sông, hỏi còn lại bao nhiêu con ếch trên chiếc lá đó?