Hàng Thái, Nhật, Hàn đang dần chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Việt
Theo khảo sát của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, bên cạnh việc tận dụng tốt tâm lý “sính hàng ngoại” của NTD Việt, các doanh nghiệp Thái, Nhật, Hàn còn tận dụng được tâm lý thận trọng trong lựa chọn của khách khi “e dè” hàng Trung Quốc (0,6%) về chất lượng và sự an toàn.
Ngoài ra, ở đây còn ẩn chứa nhiều nguyên nhân chủ quan, trong đó phải kể đến chiến lược thâm nhập thị trường rất căn cơ của doanh nghiệp Thái, Nhật, Hàn; đi liền với sự lơ là và thiếu thận trọng của người Việt.Một trong những vấn đề nổi cộm gần đây là “niềm tin của NTD vào thương hiệu Việt” có phần bị lung lay.
Nhiều doanh nghiệp Việt làm ăn không minh bạch và thiếu chân chính, đã gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trong lòng NTD, như trường hợp một chiếc khăn hai nhãn mác của thương hiệu Khaisilk. Hay những thương hiệu Việt càng có uy tín trên thị trường lại phải đối diện với mức độ rủi ro nhiều hơn, bởi nạn hàng gian, hàng giả. Tất cả không còn chỉ là câu chuyện riêng lẻ của từng doanh nghiệp, từng vụ việc, mà đó còn là câu chuyện của các cơ quan quản lý, kiểm duyệt và của cả NTD. Niềm tin của NTD vào uy tín của hàng Việt bị xói mòn, sẽ càng tạo ra những “lỗ hổng”.
Xuất xứ sản phẩm chọn mua: những thay đổi đáng ngại
Kết quả khảo sát HVNCLC 2018 cho thấy, sản phẩm trong nước dù còn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ lệ số đông NTD yêu thích và thường mua dùng (51% và 60%) nhưng tỷ lệ này đã giảm đáng kể (lần lượt giảm 27% và 32%) so với kết quả khảo sát năm 2017.
Ưu thế từ mạng lưới bán lẻ
Sự thâu tóm hệ thống các kênh bán lẻ tạo lợi thế rất lớn đối với sự góp mặt, cũng như gia tăng giành thị phần cho sản phẩm. Nói cách khác, sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia thâu tóm được hệ thống các kênh bán lẻ, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, bốn đại siêu thị được coi là lớn nhất Việt Nam, là Mega Market (tên gọi cũ là Metro) với 19 siêu thị, B’smart có 75 cửa hàng tiện lợi (định hướng mở 3.000 cửa hàng), Big C có 32 siêu thị, Robinson với chuỗi siêu thị thuộc doanh nghiệp Thái Lan, chưa kể Central Group nắm 49% cổ phần hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim,…
Nhật Bản có hệ thống đại siêu thị Aeon Mall, trung tâm thương mại Saigon Centre, hệ thống cửa hàng tiện ích như Family Mart, mới nhất là hệ thống 7-Eleven,… Hàn Quốc gắn liền với tên tuổi của Lotte, Emart, mới đây nhất là SG25… hệ thống bán lẻ là nhân tố quan trọng tạo được không gian để sản phẩm có thể tiếp cận, kết nối và từng bước chinh phục NTD.
Không chỉ dừng lại ở việc thâu tóm không gian kết nối NTD với sản phẩm, các doanh nghiệp Thái, Nhật, Hàn còn chủ động thực hiện nhiều chương trình kích hoạt nhằm đánh động “xúc cảm” để thu hút và chinh phục NTD, cùng với đó là sự hỗ trợ cần thiết và hiệu quả từ phía các cơ quan hữu trách của họ. Có thể thấy, trong cuộc đua trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp, quốc gia nào chinh phục được niềm tin của NTD, đang trở nên thắng thế.
Theo Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- 7 bài học cuộc sống từ ông vua giải trí Walt Disney: Thôi ảo tưởng, những giấc mơ cần rất nhiều tiền và muốn có tiền, đầu tiên hãy học cách bán hàng!
- Có 3 con ếch ngồi trên 1 chiếc lá, 1 con quyết định nhảy xuống sông, hỏi còn lại bao nhiêu con ếch trên chiếc lá đó?
- Nghệ thuật quản trị trưng bày trong ngành bán lẻ: "60 Giây Vàng" và quy tắc nằm lòng 80-20
- Ai muốn kinh doanh, định mở cửa hàng đều phải biết nếu không muốn thua lỗ
- Mở quán trà sữa nhượng quyền DingTea hay TocoToco cần bao nhiêu tiền, đầu tư vào những gì?
- Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?
- 4 lời khuyên bổ ích giúp cửa hàng tạp hóa thành công
- Bán hàng nhanh hơn với hệ thống đại lý bán lẻ