22.000 cửa hàng trên toàn thế giới nhưng vì sao KFC mất 40 năm vẫn chưa có chỗ đứng ở Israel?
Hầu hết chúng ta đều biết câu chuyện nổi tiếng của Đại tá Harland Sanders, người sáng lập đã biến KFC trở thành một cái tên quen thuộc. Mặc dù đã qua đời vào năm 1980 nhưng hình ảnh của ông vẫn còn trong logo KFC - và ông sẽ luôn như vậy, miễn là doanh nghiệp này tiếp tục thu hút khách trên khắp thế giới.
Tính đến nay, KFC có hơn 22.000 cửa hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, phép màu này đã không thành công ở Israel. KFC đã tiếp cận Israel từ những năm 1980, nhưng chuỗi thức ăn nhanh toàn cầu này vẫn đang vật lộn để có được chỗ đứng tại quốc gia Trung Đông này.
1. Đầu tiên KFC đã bỏ qua truyền thống nhiều thế kỷ của Israel
Israel có số lượng người Do Thái sùng đạo cao nhất trên thế giới, và có một số luật về chế độ ăn uống mà người Do Thái phải tuân theo. Thức ăn luôn luôn phải được nấu theo các quy định này được gọi là thực phẩm Kosher (tương tự như thực phẩm Halal của Hồi giáo).
"Ngươi hãy mang những hoa quả đầu mùa tốt nhất của ruộng vườn ngươi đến nhà Chúa, Ðức Chúa Trời của ngươi. Ngươi không được nấu thịt dê con trong sữa của mẹ chúng".
Như bạn có thể đọc trong đoạn trích trên, một điều luật tôn giáo nói rằng không nên trộn lẫn thịt và sữa trong khi nấu ăn - nhưng KFC lại làm như vậy mỗi ngày trên toàn thế giới. Họ cũng đã làm như vậy ở Israel.
Sữa là một trong những thành phần quan trọng trong món gà rán KFC, một món ăn tồi tệ trong mắt người Do Thái sùng đạo. Tất nhiên, không phải ai ở Israel cũng ăn thức ăn kosher, nhưng vì đó là tôn giáo chính và nó ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng ở một mức độ nhất định.
2. Thực đơn không có sữa của KFC không kích thích vị giác của người dân địa phương
KFC biết rằng họ phải thay đổi một vài món ăn để thu hút khách hàng Israel. Với sự nổ lực không phạm đến tôn giáo, KFC thay thế lớp phủ bằng sữa trên gà của mình bằng một chất thay thế làm từ đậu nành.
Tuy vậy nó vẫn không hoàn hảo về mặt mùi vị. Ngoài ra, bột đậu nành cũng không hợp để dính vào thịt gà.
Udi Shamai, chủ sở hữu nhượng quyền KFC ở Israel, cho biết: "Thời điểm chúng tôi chuyển sang kosher, doanh số bắt đầu giảm mạnh và nó không còn hiệu quả về mặt kinh tế. Sản phẩm chẳng khá hơn menu cũ là bao."
Điều này chứng tỏ rằng ưu tiên hàng đầu của khách hàng là sự hài lòng cá nhân của bản thân họ. Mặc dù KFC đã cố gắng tôn trọng truyền thống địa phương nhưng sản phẩm của họ lại không gây được ấn tượng tốt.
3. Cạnh tranh khốc liệt
Cũng giống như ở bất kỳ thị trường nào khác, các đối thủ cạnh tranh của KFC đã có mặt trên thị trường để tranh giành miếng bánh. Ngoài một số nhà hàng địa phương, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC nổi tiếng thế giới còn phải cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn trong ngành như McDonald’s.
Một lý do chính khiến các đối thủ cạnh tranh của KFC gặt hái được nhiều lợi ích hơn. Bởi các đối thủ làm các món kosher và có nguồn nguyên liệu đậm tính địa phương dễ hơn so với KFC. Chẳng hạn, McDonald’s đã có rất nhiều chi nhánh nhận được chứng nhận Kosher sau khi họ loại bỏ hoàn toàn sữa khỏi sản phẩm của mình.
Các thành phần của một chiếc BigMac kosher, sử dụng thịt bò kosher có nguồn gốc từ Israel và việc không thêm phô mai vào bánh burger là một điều hoàn toàn không khó khăn. Nhưng trong trường hợp của KFC, các sản phẩm từ sữa lại là thành phần chính của công thức và thịt gà không ngon khi kết hợp với các sản phẩm làm từ đậu nành.
4. Không dễ dàng xử lý ý kiến trái chiều giữa các khách hàng
Sự khác biệt trong thị trường Israel thật khó để KFC có thể quản lý. Một bên thị trường có những khách hàng tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc tôn giáo và thực phẩm kosher ưa thích.
Ở mặt khác, có những người Israel khá tự do, quan tâm nhiều hơn đến hương vị và không ngại ăn đồ ăn không tuân theo quy tắc kosher.
Từng có một khách hàng người Israel đã đề cập đến quan điểm của họ về thực đơn KFC tại quốc gia này như sau:
"Họ liên tục thất bại vì họ đang bán một sản phẩm dở ẹc với giá cực kỳ cao. Tôi yêu KFC và bất cứ khi nào tôi bay đến Châu Âu, tôi sẽ tìm đến KFC. Nếu có thể, tôi có thể ăn nhiều lần. Tuy nhiên, chi nhánh ở Israel tôi chỉ mới đi 1 lần và không bao giờ quay trở lại. Kosher của KFC có vị rất tệ và giá cả hoàn toàn điên rồ ngay cả đối với Israel."
Bạn thấy sự đối lập giữa tư duy của khách hàng tôn giáo và phi tôn giáo chứ? McDonald’s xử lý điều này rất tốt với cả yêu cầu kosher và không kosher với những thay đổi thông minh. Nhưng dường như KFC đã không tìm được sự cân bằng phù hợp.
5. Người Israel cần một lý do hợp lý để ghé KFC
Thịt gà là thực phẩm chủ yếu trong hầu hết các hộ gia đình Israel. Điều này có nghĩa là khách hàng cần một lý do thực sự tốt khi đến KFC chỉ để ăn những gì họ đã có ở nhà.
Đúng là gà KFC có hương vị và mùi vị độc đáo, nhưng như đã đề cập trước đó, kosher ảnh hưởng đáng kể đến hương vị.
KFC không phải món ăn độc đáo nữa. Tại sao người ta sẽ phải ăn gà vị bình thường tại KFC trong khi họ có thể có một món gà rẻ hơn, ngon hơn ở nhà?
Không thích nghi với văn hóa địa phương là lý do tại sao Starbucks thất bại ở Úc và Walmart thất bại ở Đức. Nhưng không phải cứ điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa địa phương sẽ mang lại thành công, như chúng ta đã thấy trong trường hợp này.
Theo: Mộc Dương - Nhịp sống Kinh Tế
TIN CŨ HƠN
- Liên doanh cùng Lotus Food Group, Tập đoàn bán lẻ dược mỹ phẩm hàng đầu Nhật Bản - Matsumoto Kiyoshi mở rộng thị trường Việt Nam
- Vừa nhượng lại VinMart cho Masan, Vingroup bất ngờ giải thể toàn bộ hệ thống siêu thị điện máy VinPro trong tháng 12
- Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 12,8%, thấp nhất từ trước đến nay
- Financial Times: Ông chủ người Thái đang tìm cách bán Sabeco
- FPT Shop bất ngờ mở F.Beauty chuyên kinh doanh mỹ phẩm nhập ngoại, tranh thủ thị trường mỹ phẩm còn đang "tranh sáng tranh tối"
- Lãnh đạo AEON tiết lộ chiến lược đầu tư ở Việt Nam trước cái "bắt tay" của hai ông lớn Masan và Vingroup
- 5 thương vụ sáp nhập 'bom tấn' của doanh nghiệp Việt 2019
- Chủ tịch Uniqlo gọi Việt Nam là ‘miền đất hứa’, tiết lộ sẽ sớm mở cửa hàng thứ hai tại Hà Nội và ‘nhiều hơn 100’ địa điểm trên khắp cả nước
- Amazon bắt tay "bầu" Hiển thành lập chuỗi trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt xuất khẩu ra thế giới, có thể sẽ xây dựng cả chuyên trang Amazon Việt Nam
- Tiếp quản VinMart và VinMart+ từ tay tỷ phú Vượng, phải chăng tỷ phú Quang đang viết lại giấc mơ bán lẻ dang dở 18 năm trước của mình?