4 chiến lược tiếp cận khách hàng thuộc thế hệ Y
Theo Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Pew Research Center (tổ chức lớn thứ 3 ở Mỹ, chuyên nghiên cứu về thái độ, xu hướng, các vấn đề diễn ra trên nước Mỹ, thậm chí là toàn thế giới), “thế hệ Y” là thế hệ được sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến 1996. Họ là những người có học thức cao - với tỷ lệ gần 50% đã tốt nghiệp đại học hoặc đang theo học tại một trường đại học nào đó. Thế hệ Y đồng thời là những người rất đam mê công nghệ, họ trưởng thành cùng sự phát triển của máy tính và internet.
Thực tế, thế hệ Y là những thanh niên sẵn sàng tiêu xài tiền bạc, và trong những việc như ăn uống giải trí, họ thậm chí còn chi tiêu phóng khoáng hơn rất nhiều so với các thế hệ khác. Tuy nhiên, bởi vì có quá nhiều sản phẩm có sẵn dành cho họ, nên những người ở thế hệ này có xu hướng tìm hiểu về sản phẩm trước khi quyết định mua.
Theo báo cáo của Goldman Sachs, có tới 57% người thuộc thế hệ Y sẽ tìm cách so sánh giá của một sản phẩm trước khi mua nó.
Những thương gia muốn tìm cách bán hàng cho thế hệ này sẽ cần phải tìm rất nhiều cách để vượt mặt các đối thủ. Dưới đây là một vài cách tốt nhất để lôi cuốn sự chú ý của thế hệ hay hoài nghi này.
1. Tập trung vào việc tạo ra các video có chất lượng cao
Video không còn là một lựa chọn “thích thì làm” của các nhà kinh doanh nữa, theo báo cáo của Animoto (ứng dụng tạo video đứng đầu Facebook) thì 80% những người thuộc thế hệ Y được khảo sát cho biết họ sẽ tham khảo các video về sản phẩm để quyết định việc mua sản phẩm đó. Điều đó không có nghĩa là luôn cần có các video tràn ngập trong chiến dịch tiếp thị sản phẩm. Điều quan trọng là có được một nội dung chất lượng hơn.
Các video được tạo thủ công cùng khả năng truyền cảm xúc tốt sẽ giúp bạn tách mình ra khỏi đám đông và thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng. Sự khác biệt này cũng có thể giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và cổ vũ các khách hàng quay lại với sản phẩm của công ty. Chìa khóa nằm ở quá trình làm ra video, vậy nên hãy tập trung vào việc ra một số ít video có chất lượng tốt, hơn là đưa ra một loạt các video rời rạc mà chẳng ai muốn xem cả.
2. Quảng cáo một cách sáng tạo
Thế hệ Y thường không hào hứng với các phương thức quảng cáo truyền thống, họ khao khát có được thông tin mới, và họ muốn được chủ động tìm hiểu thông tin mới hơn là bị bắt buộc phải xem chúng. Vì vậy, những chiến lược tiếp thị mang tính mới đối với thế hệ Y thường sẽ hoạt động tốt hơn các kỹ thuật quảng cáo tiêu chuẩn.
Những người thuộc thế hệ Y có thể tự tạo màng lọc với các quảng cáo trên mạng xã hội để có thể tập trung vào những đặc điểm liên quan tới sản phẩm mà họ tìm.
Theo một báo cáo của Center for Marketing Research thuộc Đại học Massachusetts Dartmouth (trường đào tạo thạc sĩ hàng đầu Anh Quốc), những người thuộc thế hệ Y có thể tự tạo màng lọc với các quảng cáo trên mạng xã hội để có thể tập trung vào những đặc điểm liên quan tới sản phẩm mà họ tìm. Báo cáo cũng nói rõ: “Sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ số, những người thuộc thế hệ Y biết cách sử dụng thông tin đúng lúc, theo đúng cách họ cần”.
Vậy thì, họ sẽ tin tưởng vào ai? Theo báo cáo của Hiệp hội Marketing truyền miệng WOMMA (Word of Mouth Marketing Association), câu trả lời cơ bản là những người dùng cùng mạng xã hội với họ. Điều đó giải thích tại sao các kênh bán hàng qua nhận xét của khách hàng lại đang đem lại lợi nhuận cao nhất. Thay vì tập trung tất cả nỗ lực của bạn vào các phương thức quảng cáo truyền thống, hãy thử một phương pháp mới bằng cách tạo dư luận về các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty và đánh vào xu hướng hay chia sẻ những điều thích thú lên mạng xã hội của những thanh niên thuộc thế hệ Y này.
Không phải tất cả những người thuộc thế hệ này đều phản hồi cùng một thông điệp. Gộp toàn bộ một thế hệ vào một chiến dịch quảng cáo sẽ không giúp bạn có được điều mà bạn muốn. Thay vào đó, hãy phân loại những chiến dịch riêng theo từng nhóm khách hàng tùy theo cách mà họ phản hồi lại thông điệp kinh doanh của bạn.
Erik Huberman - nhà sáng lập, CEO Hawke Media tại Los Angeles, thuộc "Top 50 Startups tại L.A.", chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu, tiếp thị, thương mại điện tử, đã chia sẻ trong một bài viết trên trang Entrepreneur rằng: “Chắc chắn là bạn sẽ cần nhắm đến mục tiêu ở một độ tuổi nhất định, nhưng việc đặt mục tiêu của bạn cần được phân nhỏ ra nữa. Hãy dừng việc phán đoán đi và bắt tay vào việc tìm ra những thuộc tính thực tế của các khách hàng thật sự”.
Thay vì nghĩ về thế hệ mà bạn đang nhắm tới, hãy nghĩ về con người vật lý mà bạn đang cố gắng tiếp xúc. Việc hiểu được cách mà khách hàng tiềm năng của bạn quan sát mọi vật và nơi mà họ sẽ sử dụng phương tiện truyền thông sẽ hữu ích hơn là việc chỉ tiên đoán dựa vào tuổi của họ.
4. Hãy tìm ra một lý do xứng đáng để sử dụng sản phẩm của bạn
Có hàng loạt các lợi ích đến từ việc đưa ra lý do sử dụng sản phẩm. Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều nghĩ về những lợi ích tiềm năng trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên, nhưng các khách hàng - đặc biệt là khách hàng ở thế hệ Y - cũng sẽ biết cách đánh giá giá trị của một công ty thông qua sản phẩm của công ty đó.
Tìm ra một lý do tốt là cách hoàn hảo để khuyến khích mọi người mua sản phẩm của bạn, đồng thời giúp ngành kinh doanh nói chung trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Nếu chiến lược kinh doanh của bạn liên quan tới toàn bộ cả một thế hệ con người, bạn sẽ cần đi vào chi tiết sâu hơn nữa. Những người thuộc thế hệ Y thường có những suy nghĩ và cách ứng xử tương tự nhau, nhưng suy cho cùng, họ vẫn là những cá nhân riêng biệt, những người sẽ phản hồi lại thông điệp sản phẩm của bạn theo rất nhiều cách khác nhau. Một số phương pháp như lý giải nguyên nhân mua hàng hay dùng các phương pháp quảng cáo sáng tạo sẽ đem lại hiệu quả, nhưng bạn cũng cần phân loại khán giả và đưa ra các thông điệp có tính chất sáng tạo cao hơn với từng phân vùng khách hàng tương ứng.
Cho tới năm 2019, những thanh niên thuộc thế hệ Y sẽ trở thành thế hệ đông nhất, vậy nên hãy dùng cả trái tim mình để phát triển những chiến lược kinh doanh, và bạn sẽ có được lòng tin của nhóm khách hàng đông đúc đó.
Hải Hà
Theo nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn
TIN CŨ HƠN
- [Những bậc thầy Chuỗi cung ứng] Đẳng cấp của Apple: Tồn kho bằng 0, thu mua “chặn đầu” đối thủ, ép các nhà cung cấp đấu đá lẫn nhau
- Cách siêu thị Aldi tồn tại và phát triển hơn 100 năm qua
- Từ món kem làm tại nhà tới thương hiệu trăm triệu USD
- Aldi - Siêu thị trăm tuổi chuyên “bóc lột khách hàng”: Khách tự đóng hàng, tự cất xe đẩy nhưng ai cũng “chết mê” vì giá rẻ vô địch và cực kỳ chuyên nghiệp
- Salesman bán Volvo nhiều nhất Việt Nam tiết lộ bí kíp bán được xe tiền tỷ cho đại gia Việt
- Cư dân mạng thế giới hò nhau bình chọn cho Phở Việt Nam vào vòng Chung kết cuộc thi đặc sản thế giới trên Facebook
- Coworking space đầu tiên của Việt Nam “đem chuông đi đánh xứ người”: Tháng 10 năm nay, Toong sẽ có mặt ở Vientiane - Lào
- Bắt tay với Tiki, Lazada để 'bán hàng chớp nhoáng' điện thoại Xiaomi, doanh thu Digiworld tăng vọ
- Mở rộng 'thần tốc' theo cách của Thế Giới Di Động, chuỗi cửa hàng Con Cưng thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, mục tiêu 1.000 shop vào năm 2020
- Nhà hàng Nhật dựng biển: "Khách hàng không phải thượng đế, nhân viên không phải nô lệ", dân mạng đồng loạt tán thưởng