Các ngân hàng đã huy động được bao nhiêu trái phiếu trong năm 2018?

Một trong những điểm nhấn quan trọng trên thị trường tài chính năm 2018 đó là các doanh nghiệp cực kỳ thành công trong việc gọi vốn bằng trái phiếu, trong đó chủ thể phát hành lớn nhất thuộc về các ngân hàng.
Các ngân hàng đã huy động được bao nhiêu trái phiếu trong năm 2018?
 

Một thống kê khác do TS. Châu Đình Linh, giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cung cấp cho biết, đến hết tháng 9/2018, tổng giá trị phát hành trái phiếu là 79.515 tỷ đồng, tăng 83% so với thời điểm cuối năm 2015 là 43.500 tỷ đồng, và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 1,48% GDP.

Trong khi đó theo báo cáo về thị trường tiền tệ mới đây của Bộ phận phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân thuộc công ty chứng khoán SSI (SSI Retail Research) cho thấy tổng khối lượng phát hành trái phiếu thành công của các ngân hàng lớn gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, MBB, VPBank, VIB và HDBank trong năm vừa qua lên đến 30.000 tỷ đồng, tập trung vào các kỳ hạn 5, 7 và 10 năm.

Còn số liệu thống kê của chúng tôi cho thấy, trong năm qua BIDV đã huy động tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng, VietinBank hơn 3.000 tỷ, HDBank khoảng 6.000 tỷ, VIB cũng 6.000 tỷ, ACB 4.400 tỷ; MB hơn 1.500 tỷ…Bên cạnh đó còn hàng loạt các ngân hàng khác cũng huy động trái phiếu thành công với quy mô nhỏ hơn, khoảng vài trăm tỷ đồng.

Lãi suất trái phiếu được các ngân hàng thanh toán hàng năm, thường là cao hơn khoảng 1% so với lãi suất trung bình kỳ hạn 12 tháng huy động tại 4 ngân hàng lớn nhất bao gồm BIDV, Agribank, VietinBank và Vietcombank.

 Với việc phát hành trái phiếu, các ngân hàng đã một mũi tên trúng được nhiều đích. Đầu tiên đó là có thêm năng lực để cho vay các dự án; cho vay các khoản trung và dài hạn khi phải tuân thủ theo quy định của Thông tư 16/2018 về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Thứ hai, họ có thêm nguồn lực để đáp ứng quy định về hệ số an toàn vốn CAR theo quy định tại Thông tư 41 hay còn gọi là "Basel II phiên bản Việt Nam", đặc biệt ở những ngân hàng khó tăng vốn điều lệ.

Báo cáo của SSI Retail Research còn cho thấy trong năm 2018 không chỉ hoạt động phát hành trái phiếu rất nhộn nhịp mà thị trường thứ cấp đối với trái phiếu doanh nghiệp cũng sôi động hơn khi các ngân hàng, công ty chứng khoán đẩy mạnh tham gia phân phối trái phiếu cho các khách hàng cá nhân thông qua các sản phẩm như tiền gửi trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu…

Dự đoán trong năm 2019, hoạt động phát hành trái phiếu sẽ tiếp tục được các ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung đẩy mạnh, nhất là khi nghị định số 163/2018 thay thế Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có hiệu lực từ tháng 2/2019 với việc điều chỉnh một số quy định để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi huy động vốn qua kênh trái phiếu. Một trong những thay đổi quan trọng đó là không bắt buộc doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có lãi trong năm liền trước hoạt động.

"Với bước thay đổi này, thị trường trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp" - nhóm phân tích của SSI Retail Reseach nhận xét.

Theo: Trí thức trẻ

 
 
 
 
 

Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật