Cách một thương hiệu cà phê ‘cò con’ đánh gục Starbucks chỉ bằng bảng quảng cáo
Một tấm biển quảng cáo là tất cả những gì cần thiết để một thương hiệu cà phê nhỏ bắt đầu "cuộc chiến" giữa họ và gã khổng lồ Starbucks. Tất nhiên, đây không phải là cuộc chiến mang tính chất bạo lực mà là sự "cân não" giữa các nhà làm marketing của hai bên.
Cụ thể, thương hiệu cà phê 5 To Go đã trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Starbucks ở Romania. Các cuộc đối đầu của họ diễn ra chủ yếu qua… biển quảng cáo và bài đăng trên mạng xã hội.
5 To Go là quán cà phê do Radu Savopol và Lucian Badila thành lập năm 2015 tại Romania. Họ cung cấp tất cả đồ uống với mức giá cố định là 1,2 USD. Hiện thương hiệu này có 170 cơ sở trên khắp Romania và là chuỗi cà phê nhượng quyền thương mại được tiếp cận nhiều nhất tại đây.
"Phát súng" đầu tiên của 5 To Go
Một cửa hàng của 5 To Go.
Năm 2007, Starbucks mở cửa hàng đầu tiên ở Romania. Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày tháng 1, khi 5 To Go mở một quán cà phê gần Starbucks trên một con phố ở thủ đô Bucharest. Tại đó, Starbucks đã mở 3 địa điểm trong khi đây mới là cơ sở đầu tiên của 5 To Go.
Để cạnh tranh, 5 To Go dựng một bảng quảng cáo với nội dung: "More coffee, less bucks" kèm hashtag "#weareneighborsnow" và "#romanianbrands." Tạm dịch thông điệp của họ là : "Nhiều cà phê hơn, ít tiền hơn (‘bucks’ cũng là đuôi của Starbucks, ám chỉ việc kêu gọi mọi người uống ít Starbucks hơn).
Cuộc chiến qua lại
2 tháng sau, Starbucks cho dựng bảng quảng cáo tại một khu vực lớn và đông dân của Bucharest. Ở khu vực này, Starbucks chưa có cửa hàng nào trong khi 5 To Go đã mở một cơ sở. Nội dung bảng quảng cáo của Starbucks là: "Tại Starbucks, mọi thứ hai, bạn có thể mua cà phê latte với giá 1,2 USD".
Sau vài tuần, 5 To Go đáp trả với bảng quảng cáo ngay bên dưới: ""#NOTJUSTMONDAY" (Không riêng thứ hai).
Về phần mình, Starbucks viết trên Facebook: "Vẫn như kế hoạch cũ. Trong thứ hai, cà phê latte giá 1,2 USD. Từ thứ ba đến Chủ nhật, chúng tôi có những loại cà phê ngon mà bạn yêu thích".
Một tách cà phê Latte của Starbucks.
Cùng ngày, 5 To Go đăng một bức ảnh lên Facebook với lời nhắn: "Vẫn như kế hoạch cũ. Tại 5 To Go, chúng tôi có cà phê chất lượng từ thứ hai đến Chủ nhật".
Chưa dừng lại ở đó, 5 To Go còn đăng ảnh bảng quảng cáo đậm mùi "cà khịa" Starbucks lên Facebook và Instagram. Chúng nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt tương tác của người dùng.
Không ít người còn chế "meme" bày tỏ sự ủng hộ 5 To Go và chê Starbucks. Nhiều trang báo mạng bắt đầu viết về cuộc đối đầu giữa hai bên. Đa số đều ca ngợi sự dũng cảm của 5 To Go khi thách thức một thương hiệu lớn như Starbucks.
Một đại diện của 5 To Go cho biết doanh số của họ đã tăng mạnh sau những màn đối đầu với Starbucks.
Gần một năm sau, trong ngày 24/2 – ngày lễ Tình yêu ở Romania, 5 To Go quyết định tiếp tục "khiêu chiến" với bảng quảng cáo: "Đây có thể là chúng ta nhưng bạn không trả lời tin nhắn của tôi nữa… Trong ngày Dragobete, hãy yêu như người Romania! #NotJustMonday".
Bảng quảng cáo "cà khịa" của 5 To Go.
Ngoài ra, 5 To Go còn đăng ảnh bảng quảng cáo trên lên Facebook và gắn thẻ Starbucks cùng câu hỏi: "Này, Starbucks Romania, bạn có muốn trở thành người tình của tôi không?".
Đúng như dự đoán, Starbucks đã không trả lời. Tuy nhiên, rất nhiều người dùng và cả doanh nghiệp khác đã bình luận hài hước vào bài đăng của 5 To Go.
Tạm kết
Cạnh tranh là thách thức mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt để duy trì và nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Có doanh nghiệp thất bại nhưng cũng có doanh nghiệp trở nên vượt trội so với đối thủ nhờ triển khai các chiến lược marketing thông minh.
Chỉ với một bảng quảng cáo đặt ở vị trí phù hợp với thông điệp phù hợp, 5 To Go đã thành công trong việc giành được trái tim của khách hàng trước Starbucks. Đến nay, chiến dịch marketing "tấn công" Starbucks của 5 To Go vẫn được nhắc đến như một ví dụ của việc các thương hiệu trong nước hoàn toàn có thể lấn át thương hiệu quốc tế nếu biết tận dụng lợi thế "sân nhà" của mình. Thời điểm hiện tại, 5 To Go là chuỗi cà phê lớn nhất ở khu vực Đông Âu.
Nguồn: Tổng hợp
TIN CŨ HƠN
- âng tầm thương hiệu - nhìn từ câu chuyện của những doanh nghiệp "đời đầu" của thương hiệu quốc gia
- Hàng loạt thương hiệu lớn cùng tung khuyến mãi khủng đón đầu sale lớn cuối cùng năm 2020
- Bánh đậu xanh huyền thoại của Việt Nam chính thức được xuất sang Nhật Bản
- Kế hoạch ‘xâm chiếm’ thế giới không tưởng của Miniso: Có mặt ở 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu hàng năm toàn chuỗi đạt 100 tỷ NDT
- “Trong nguy có cơ” – Cơ hội nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em
- Xe bán hàng lưu động: Xu hướng mới của ngành F&B, ngay cả ông lớn Highlands Coffee cũng không thể làm ngơ đứng ngoài
- Thương hiệu nào chuyên sâu máy lọc nước tại Việt Nam?
- Kilee – Thương hiệu Việt, nâng tầm phong cách đàn ông Việt
- Thương hiệu thời trang đường phố Supreme "về chung một nhà" với Vans, North Face
- 10 điều thương hiệu nên làm để tăng trưởng