Thương hiệu thời trang đường phố Supreme "về chung một nhà" với Vans, North Face
Vào ngày 9/11 vừa qua, Tập đoàn VF tuyên bố thương vụ lịch sử nhằm mua lại nhãn hàng thời trang đường phố Supreme với giá 2,1 tỷ USD. Đây là thương vụ mua lại lớn nhất của VF kể từ năm 2011, khi tập đoàn này mua lại hãng giày Timberland.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1989 ở New York (Mỹ), Supreme đã khẳng định được vị trí tiên phong của mình trong một cuộc cách mạng về thời trang đường phố. Mỗi đợt ra mắt sản phẩm mới, người ta có thể thấy fan hâm mộ Supreme xếp hàng nườm nượp tại 12 cơ sở của nhãn hàng này trên khắp thế giới. Supreme cũng lấy được lòng nhiều người trẻ bằng cách hợp tác với các nhạc sĩ, diễn viên và nhà soạn nhạc đương đại để tung ra các sản phẩm số lượng có hạn.
Với việc mua lại Supreme, VF sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường thời trang đường phố đang bùng nổ. Ngoài ra, đây cũng là một bước đi trong chiến lược dài hạn của tập đoàn để làm mới lực lượng của mình, thay thế những thương hiệu đang để lại dấu ấn ngày càng phai mờ. Trong gần một thập kỷ qua, VF đã bán tới 16 thương hiệu như Lee, Wrangler hay Majestic, nhưng chỉ mua lại 6 thương hiệu.
Theo VF, Supreme hiện đạt doanh thu hàng năm lên đến hơn 500 triệu USD, trong đó hơn 60% đến từ các đơn hàng trực tuyến. Doanh thu được kỳ vọng sẽ còn tăng 8-10% trong 3 năm tiếp theo. Với những con số khả quan trên, VF tin rằng Supreme sẽ là động lực phát triển cho cả Tập đoàn nói chung.
Ông Steve Rendle, Giám đốc điều hành của VF, cho biết VF sẽ không cầm tay chỉ việc cho Supreme.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của VF, ông Steve Rendle, cho biết VF sẽ không "cầm tay chỉ việc" cho Supreme.
"Chúng tôi [VF] không mua lại Supreme để thay đổi nó. Thay vào đó, chúng tôi tạo điều kiện để hỗ trợ một doanh nghiệp kinh doanh tốt", ông Rendle chia sẻ. VF cũng cho biết vẫn giữ nguyên bộ máy lãnh đạo cấp cao của Supreme, trong đó có James Jebbia, người sáng lập thương hiệu.
Trong một thông báo gửi cho khách hàng, công ty chứng khoán thuộc Wells Fargo nhận định Supreme cần cẩn trọng trong việc phát triển để không làm mất đi nét riêng của mình. Tuy nhiên, dấu hiệu từ thị trường cho thấy Supreme vẫn chưa nhạt nhòa, khi các sản phẩm áo của hãng này thường trong tình trạng cháy hàng, và được bán lại với giá gấp nhiều lần giá bán gốc.
Trước đây, Jebbia đã cố gắng trấn an những người yêu thích Supreme rằng sự phát triển không nhất thiết đi kèm với việc Supreme trở nên đại trà.
Năm 2016, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi khi Supreme khai trương cửa hàng tại Paris, Jebbia cho rằng: "Nhiều người muốn chúng tôi là một nhãn hàng xa xỉ và thượng lưu, nhưng thật sự chúng tôi không phải vậy. Chúng tôi là một nhãn hàng cho mọi người. Tôi không quá quan trọng việc có người nghĩ rằng Supreme chỉ có thể ở New York mới là Supreme. Nếu họ nghĩ rằng việc thành lập cửa hàng ở Paris sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu, thì có lẽ là thương hiệu của chúng tôi cũng chẳng mạnh đến thế."
Thương vụ mua lại Supreme đang được đón nhận một cách khá tích cực.
Cổ phiếu của VF vào sáng ngày 9/11 đã tăng 14%. Trong một cuộc gọi với các nhà đầu tư, ông Rendle nhận định rằng Supreme đang có một vị thế vững vàng. Điều này là nhờ những xu hướng mới trong thời kỳ Covid cũng như sự đón nhận của người tiêu dùng với các nhãn hàng chính hiệu và có ý nghĩa.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Supreme có thể tiếp tục phát triển nhanh như mong muốn của các nhà đầu tư, đồng thời giữ đúng chất đường phố của mình.
Ông Scott Roe, Giám đốc Tài chính của VF, cho hay: "Chúng tôi chưa thấy hạn chế nào có thể cản trở thương hiệu này. Việc Supreme tiến đến 1 tỷ USD hoàn toàn là trong tầm mắt." Ông cũng cho rằng mặc dù Supreme hoàn toàn có thể lớn mạnh hơn trong tương lai, nhưng không nên nghĩ quá nhiều về việc đó.
"Thương hiệu này đã thành công nhờ vào sự phát triển thận trọng, nên chúng tôi sẽ không quá vội vàng", ông Roe chia sẻ thêm.
TIN CŨ HƠN
- 10 điều thương hiệu nên làm để tăng trưởng
- Lẩu Haidilao, gà rán KFC biến ông chủ thành tỷ phú từ quán ven đường, tại sao Việt Nam chưa có tỷ phú súp lươn Nghệ An, hủ tiếu Mỹ Tho...?
- Chuyện của các thương hiệu thành công
- Chiến lược giữ chân khách hàng nào cho nhà hàng Việt trong mùa Covid kéo dài
- Thương hiệu 60 năm tuổi Bông Bạch Tuyết sắp bị thâu tóm?
- Không tốn 1 xu quảng cáo, Nestle từng khiến cả một quốc gia thích cà phê của họ bằng chiến lược tiếp thị 'táo bạo nhất thế kỷ 20'
- Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
- Thương hiệu cặp sách Việt hợp tác cùng The Walt Disney
- KIDO tìm lại vị ngọt bánh kẹo
- Dân mạng gọi đùa Nón Sơn là tổ chức đặc vụ kiểu Kingsman, nhưng bí ẩn thực sự sau mô hình kinh doanh này là gì?