Chân dung doanh nghiệp bí ẩn 20 năm bán kệ hàng cho Unilever, Big C, Lotte, Toyota, Trung Nguyên tại Việt Nam
Cuộc khởi nghiệp từ anh thợ cơ khí
Ít ai biết ông Nguyễn Xuân Thành, giám đốc doanh nghiệp tư nhân sản xuất 1 và thương mại Hai My khởi khi mới 20 tuổi, không bằng cấp, không vốn liếng... rồi tự học, tự làm, tự mày mò, tìm hiểu, dám sống cho ước mơ của mình.
Ông Thành vốn quê ở miền Bắc nhưng vì mưu sinh gia đình đã di cư vào Nam. Từ năm 11 tuổi, cậu bé Nguyễn Xuân Thành đã hiểu kiếm được đồng tiền là cực nhọc thế nào. Những năm học cấp II, cấp III một buổi đến trường, một buổi đi làm là những chuyện rất bình thường đối với Thành. Công việc đầu tiên của Thành là phụ tá tại cửa hàng cơ khí với việc quai búa, gò hàn. Đây là những kỹ năng sau này là thứ hành trang quý báu giúp cậu vào đời.
Do hoàn cảnh gia đình, Thành chỉ học hết cấp III rồi ra đời lập nghiệp. Anh lao vào làm việc, không nề hà bất cứ việc gì, từ anh tiếp thị, bỏ mối cho ngành thực phẩm, hoá chất, rồi bảo vệ khách sạn đến thợ trang trí nội thất. Thế nhưng thu nhập "chưa ráo mồ hôi đã hết tiền" nên Thành quyết định sẽ không thể đi làm cu ly cả đời.
Trong những lần đi tiếp thị anh để ý thấy thị trường xây dựng lúc này đang có nhu cầu nhiều về quả cầu hút nhiệt, nhằm giảm nóng cho các công trình dân dụng. Mặt hàng này Thành làm được nên liều rủ bạn bè góp vốn mở cửa hàng sản xuất quả cầu hút nhiệt khi bước vào tuổi 20. Sang đến năm thứ 3 khách hàng bắt đầu quen thì cũng là lúc thị trường bắt đầu bão hoà. Hàng làm ra ế ẩm anh lại nghĩ cách chuyển hướng quay sang tủ nhôm kính.
Lúc này cửa hàng Nhân Nghĩa ra đời, nó có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng để khách hàng tiện giao dịch. Nhưng khi thị trường cần cũng là lúc những cơ sở nhảy vào sản xuất. Một hệ quả tất yếu xảy ra đó là cung vượt quá cầu. Sau hai năm tồn tại lại tồn hàng, lại thua lỗ. Ông chủ lại kiêm luôn người bán hàng dạo. Thậm chí để hấp dẫn khách mua, hàng phải "bán rẻ như cho".
Một số người làm ăn cùng đã "ra riêng" họ không dám mạo hiểm cùng anh nữa. Anh biết mình không thể thất bại thêm. Lần này Thành đầu tư bài bản hơn, được sự tin tưởng của gia đình anh bán căn nhà ở chung cư Cao Thắng được 25 triệu, cùng với số vốn tích cóp trước đó anh lập một cơ sở sản xuất các loại giá kệ nhôm, sắt, inox tại Tân Bình và lại đổi tên thành cơ sở sản xuất . Sau này Thành tâm niệm "không có gì dễ bằng cách làm từ chỗ không có gì, có nghĩa là sản xuất những gì người khác chưa làm, bán những gì người khác chưa bán".
Cơ sở Minh Tiến vẫn duy trì, ngoài những đơn đặt hàng quen, anh còn xin nhận gia công những chi tiết thiếu cho công ty họ. Một lần nữa người chủ Đài Loan tin cậy cho anh kiêm luôn thần phụ. Trong những chuyển sang Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore... Thành thấy nghề kệ công nghiệp mới thật sự nhiều tiềm năng. Kệ có thể được sử dụng ở các cảng, sân bay, bến tàu và một khối lượng khổng lồ các kho chứa hàng của công ty, xí nghiệp... Vậy mà thị trường trong nước còn bỏ ngỏ cho các công ty nước ngoài. Từ đó anh đặt mục tiêu phải sản xuất kệ công nghiệp và phải chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Tuy anh có 10 năm làm nghề cơ khí nhưng với yêu cầu cao như ngành kệ công nghiệp lại liên quan đến ngành quản trị kho và kết cấu xây dựng thì quả không dễ một chút nào. Muốn thiết kế được Thành phải nắm vững các khái niệm và mất hai năm để tự học ngành cơ khí xây dựng và tự động hoá. Cuối cùng anh cũng làm chủ được thiết kế.
Ngoài ra để giao dịch với các đối tác nước ngoài, cũng như quản lý doanh nghiệp sau này. Anh "cày" ngày, học đêm để tự bổ sung kiến thức cho những thiếu hụt ngày nào: Thành giao tiếp được cả 3 thứ tiếng: Anh, Hoa, Nhật, qua các khoá huấn luyện về xuất nhập khẩu, lập trình viên tin học, hướng dẫn viên du lịch. Và lấy được bằng quản trị kinh doanh của trường ĐH Kinh tế TP. HCM.
Trước năm 1995, ngành kệ công nghiệp trong nước gần như bị thị trường nước ngoài thao túng. Thêm nữa tư duy của các nhà quản lý về một thứ kệ chứa hàng có thể tạo điều kiện dễ dàng cho người quản lý kho xuất nhập hàng, kiểm đến hàng tồn không phải là nhiều. Vì vậy để chuẩn bị cho mình một bước nhảy, doanh nhân Nguyễn Xuân Thành một mặt vẫn làm thầu phụ cho công ty của Singapore, mặt khác mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc, con người. Năm 1999, Nguyễn Xuân Thành chuyển đổi cơ sở cũ thành Doanh nghiệp tư nhân Hai My.
Để sản phẩm ra đời thành công đã khó – vì vốn thì ít, công nghệ trong nước thiếu không thể ứng dụng, cùng anh em cộng sự tự mày mò chế tạo thiết bị, khuôn mẫu nên thất bại cũng nhiều - đi thuyết phục khách hàng còn khó hơn. Doanh nghiệp nước ngoài thì đòi hỏi cao về chất lượng, doanh nghiệp trong nước thì chưa quan tâm.
Sau bao nhiêu cố gắng cuối cùng Thành cũng được đền đáp. Khách hàng đầu tiên của Hai My là Công ty Unilever với giá trị hợp đồng 200 triệu đồng. Theo ý khách, Hai My có thể thiết kế những mặt hàng phi tiêu chuẩn, giá cả hợp lý và có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
Hai My đã dần thu hút được các khách hàng lớn như Công ty Colgate Palmolive, Kao Việt Nam, Caltex, Liwayway, Daso-Daco, Cafatex, Traphaco, Thuỷ sản Minh Hải... đạt mức tăng trưởng 147% mỗi năm, chiếm lĩnh 33% thị phần trên toàn quốc. Hiện Hai My là doanh nghiệp đầu ngành và là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn như HSBC, Big C, Vina Acecook, Diana,... HTV.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Bí quyết thành công của một thanh niên giao đồ ăn trở thành ông chủ chuỗi 70 nhà hàng khắp Hong Kong và Trung Quốc đại lục
- Câu chuyện du lịch 4.0 của Thiên Minh Group: Từ đội quân 35 người vật vã cầm bảng đón 1.000 khách/ngày, nghe khách "chửi" như cơm bữa, nay giảm xuống còn 1 người, doanh thu tăng 10 triệu USD
- Chia sẻ của CEO bỏ Google về Việt Nam khởi nghiệp: startup trong mảng deep tech là ít rủi ro nhất: 3 lít nước 2 miếng pizza/ngày, 1 chiếc máy tính, vậy là đủ!
- Kinh nghiệm gọi vốn triệu USD của startup Việt
- Từ nghệ nhân cắt tay 52 bộ vest/ngày đến ông chủ Chương Tailor: “Nếu chỉ vì vải tốt, sẽ chẳng sản phẩm nào của tôi có giá 600 triệu đồng”
- Hai Di Lao - Đế chế lẩu hàng đầu Trung Quốc: Ông chủ không biết nấu lẩu cho ‘ra hồn’ nhưng khách vẫn nườm nượp, cứ 3 ngày mở 1 nhà hàng, vươn xa tới khắp Mỹ, Úc, Nhật, Hàn...
- CEO Vua Nệm kể chuyện cắm sổ đỏ lấy tiền kinh doanh và thương vụ đầu tư 100 tỷ đồng từ Mekong Capital
- Chuyện chưa kể về Abivin trong Startup World Cup 2019: Mãi chưa được rót vốn sau Shark Tank VN, sang Mỹ thi bất ngờ ẵm luôn giải vô địch 1 triệu đô!
- Hành trình chinh phục thị trường của thương hiệu gà rán 100% Việt Nam
- Từ tay trắng khởi nghiệp đến Startup kỳ lân: Bị từ chối trên dưới 20 lần, kiệt quệ tài chính vẫn một mực theo đuổi những giấc mơ "điên rồ"