Chịu thua 7-Eleven, FamilyMart vừa phải ngậm ngùi rút khỏi Thái Lan sau 27 năm
Dù rất nổi tiếng ở quê nhà Nhật Bản nhưng FamilyMart lại dường như không thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng Thái Lan.
"Tôi chưa bao giờ thử ăn đồ ăn ở đó", một khách hàng bình luận. Một người khác thì thẳng thắn hơn: "Tôi không thích mùi cá ở đó".
Chính thức gia nhập Thái Lan năm 1993, FamilyMart trở thành đơn vị tiên phong trong ngành bán lẻ tại quốc gia này. Tuy nhiên, sau gần 3 thập kỷ, chuỗi cửa hàng Nhật vấp phải nhiều trở ngại. 7-Eleven - đối thủ lớn nhất của FamilyMart tại Nhật, đã vươn lên dẫn đầu ở Thái Lan với việc hợp tác cùng công ty nội địa Charoen Pokphand - tập đoàn hàng đầu của nước này. Hiện tại, 7-Eleven phủ khắp Thái Lan với gần 12.000 cửa hàng.
Với kết quả kinh doanh đáng thất vọng, FamilyMart hồi tháng 5 đã phải bán 49% cổ phần tại liên doanh ở Thái Lan cho tập đoàn Central Group, rút khỏi thị trường này. Đây là động thái rút lui mới nhất trong bối cảnh FamilyMart phải đối mặt với hàng loạt khó khăn tại các thị trường châu Á. Tuy nhiên, do thị trường Nhật Bản đang ngày càng thu hẹp, công ty này buộc phải mở rộng ra quốc tế để duy trì tăng trưởng trong dài hạn.
7-Eleven đã tận dụng quy mô của Charoen Pokphand trong mảng thực phẩm và hậu cần, và làm được điều này mà không cần liên doanh cổ phần. Ngược lại, FamilyMart hiện mới chỉ có khoảng 1.000 cửa hàng ở Thái Lan.
"Vì FamilyMart chỉ nội địa hóa một phần hoạt động kinh doanh tại Thái Lan nên họ không thể thu hút được đông đảo khách hàng", Kenichi Shimomura, giám đốc dự án cấp cao tại hãng tư vấn Roland Berger của Đức, nhận định.
"Quan hệ với một đối tác bản địa là điều quan trọng nhất khi kinh doanh ở nước ngoài", giám đốc tại một chuỗi cửa hàng tiện lợi đối thủ của FamilyMart cho biết. "Trong tình huống tồi tệ nhất, FamilyMart có thể bị buộc phải từ bỏ hoạt động tại Trung Quốc".Tại Trung Quốc, FamilyMart bắt đầu hoạt động vào năm 2004 và hiện có 2.800 cửa hàng, là một trong những chuỗi tiện lợi hàng đầu ở quốc gia này, sau 4 công ty nội địa. Tuy nhiên, năm 2018, công ty này đâm đơn kiện đòi giải thể liên doanh với đối tác Ting Hsin International Group vì không trả phí nhượng quyền.
Theo các nhà phân tích, FamilyMart đang tìm cách trở lại thời hoàng kim với thương vụ bán cổ phần cho cho tập đoàn Nhật Bản Itoku. Theo Nikkei, đầu tháng 7, Itoku công bố quyết định tăng tỷ lệ sở hữu tại FamilyMart từ 50,1% lên 100% qua một đợt thâu tóm. Tổng số tiền Itoku dự kiến chi vào khoảng là 4,6 - 5,5 tỷ USD . Sau thương vụ, cả FamilyMart và Itochu vẫn sẽ duy trì định hướng ở mảng bán lẻ hàng tiêu dùng, phân tích dữ liệu khách hàng và thanh toán kỹ thuật số.
Sự điều hành của Itochu có vai trò quyết định sự thành bại trong chiến lược kinh doanh ở nước ngoài của FamilyMart.
Mạng lưới toàn cầu của Itochu có thể mang lại lợi thế cho FamilyMart trong việc khai thác thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng tại các thị trường quốc tế.
Hiện tại, thị trường nước ngoài chỉ chiếm 13% doanh thu của FamilyMart, trong khi tỷ lệ này của đối thủ Seven & i Holdings - công ty mẹ của Seven-Eleven - là 39%, theo hãng tư vấn A.T. Kearney của Mỹ.
TIN CŨ HƠN
- Nhiều doanh nghiệp “ngấm đòn” vì Covid-19
- Netflix sở hữu bí kíp đặc biệt giúp nhân viên làm việc hăng say, tạo ra 20 tỷ USD doanh thu năm 2019 dù bộ máy khổng lồ lên tới gần 9.000 người
- Hợp nhất Vincommerce, Masan Group (MSN) lãi 117 tỷ đồng nửa đầu năm 2020
- Biến 300m2 thành ‘chợ’, Bách hóa Xanh hướng đến doanh thu 5 tỷ mỗi tháng
- Sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh, Mondelez Kinh Đô đạt kết quả tăng trưởng vượt trội
- Hệ thống siêu thị BigC, Co.opmart kích hoạt chế độ chống dịch Covid-19: Cam kết đủ hàng, không tăng giá, tối đa hoá công suất giao hàng
- Trên 49% doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ tốt lên
- Ngành dầu tăng trưởng mạnh mẽ giúp KIDO đạt 54% mục tiêu lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2020
- Digiworld tăng trưởng 55% lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2020
- Doanh nghiệp sách LBE, TPH báo lãi quý 2 sụt giảm do dịch Covid 19