Chóng mặt với bán hàng online
Trong đó, bán hàng tự phát, bán hàng online cá nhân nổi lên như một "thế lực" thực sự đáng lo ngại chỉ trong thời gian ngắn.
Bỏ lương chục triệu đồng để bán hàng online
Đang làm nhân viên marketing cho một công ty nước ngoài, Vũ Ngọc Mai quyết định nghỉ ngang và ngay lập tức bước chân vào cuộc chiến bán hàng online.
"Lương lúc đó tôi đang nhận 17 triệu đồng/tháng, nhưng tôi vẫn cứ thích nấu ăn, suốt ngày chỉ thích ở trong bếp, nấu cho bạn bè ăn, nhiều người khen rồi bắt đầu làm thử, sẵn tiện có Facebook tương tác tốt là trở thành kênh bán hàng luôn", chị Mai kể.
Anh An (Q. Ba Đình, TP. Hà Nội) lại chọn cách đi khác. Có em gái đang là du học sinh tại Nhật, An tính toán mọi phương án kinh doanh, tìm mặt hàng hấp dẫn sau đó chỉ định em gái đi mua, ship về Hà Nội rồi hàng lại ào ào đổ lên Facebook. Facebook của An như một lò bánh lúc nào cũng hừng hực, người bán kẻ mua ào ào tấp nập.
"Cuộc chiến" bán hàng
Những Facebooker như chị Mai hay An bây giờ không thể nào đếm xuể, có tới hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người bán hàng như thế đang từng ngày tung hoành ngang dọc thị trường thương mại điện tử.
Công thức chung được An rút ra sau vài năm bán hàng Nhật là: hàng chất lượng + giá ổn định = thành công. Nói thì đơn giản, nhưng để xây dựng được kênh bán hàng cũng cần rất nhiều thời gian và kỹ năng riêng.
Nhìn lại những kênh bán hàng điện tử đang được coi là có tiếng tại Việt Nam hiện nay, chi phí cho vận hành bộ máy đồ sộ, nhân công lớn, chi phí cho marketing, hậu mãi, dịch vụ đi kèm… cũng ngốn một khoản ngân sách khá lớn cũng khiến cuộc đua bán hàng giữa người bán tự phát và các kênh bán hàng chuyên nghiệp trở nên khập khiễng.
Người bán tự phát gần như không mất chi phí hoạt động marketing, kênh mua sắm dễ tiếp cận, bên cạnh đó dịch vụ khách hàng cũng được đánh giá là thân thiện hơn so với kênh mua sắm chuyên nghiệp đã khiến họ trở thành đối thủ lớn của nhiều nhà bán lẻ, bởi lẽ đó hoạt động bán hàng tự phát cũng "phình to ra" từng ngày.
"Chiêu" mua hàng online
Lựa chọn nhà bán, người bán hàng uy tín: Trên nền tảng bán hàng trực tuyến, yếu tố này quan trọng hàng đầu khi người mua không được tiếp cận trực tiếp sản phẩm, quy trình đổi, trả hàng thường tạo ra những rào cản nhất định cho người mua thì việc đặt niềm tin vào người bán trở nên quan trọng hàng đầu.
Đừng quá ham giá rẻ: Giữa hàng trăm, hàng ngàn địa chỉ bán cùng một sản phẩm, mức giá chênh lệch từ 30% bạn nên cân nhắc để mua. Những sản phẩm giá rẻ "bất ngờ" đem lại nhiều rủi ro cho người mua hơn.
Giá bán luôn là cuộc đua căng thẳng giữa những người bán, còn người mua thì cần tỉnh táo và thận trọng, đừng quá ham giá rẻ, sản phẩm giả từ nước ngoài bây giờ cực kỳ nhiều và sản xuất tinh vi không kém hàng thật.
Luôn đặt câu hỏi về hậu mãi: Hậu mãi là đổi trả, bảo hành sản phẩm, người bán hàng nào cũng đều có quy định về việc này. Trước khi mua hàng online, hãy luôn đòi hỏi thông tin về đổi trả, bảo hành của sản phẩm để không gặp rắc rối sau khi nhận sản phẩm.
( Theo: Tuoitre.vn )
TIN CŨ HƠN
- Hàng hóa ngày 04/4: Hầu hết các mặt hàng tăng giá theo đà phục hồi của Phố Wall, chỉ vàng và cao su giảm
- Hàng hóa ngày 06/4: Cao su tiếp tục mất giá, đường bật tăng trở lại
- Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan thứ 7 thế giới
- Cách thức hàng giả, hàng nhái “qua mặt” người tiêu dùng Việt
- Liên kết sản xuất, nông dân không còn nỗi lo bị ép giá
- Nielsen: Thị trường tiêu dùng nhanh năm 2018 là câu chuyện "cá nhanh nuốt cá chậm"
- Nông dân trồng chuối ở Đồng Nai gặp khó vì giá rớt thê thảm
- Mỹ phẩm “xách tay” là mầm mống hàng giả
- Nỗ lực bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn
- Hàng giả, hàng lậu đầy chợ