Chuyên gia Nguyễn Phi Vân tuyên bố mở quỹ nhượng quyền cho các thương hiệu Việt
Sau đại dịch Covid-19 và đặc biệt trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện nay, nhượng quyền ngày càng sôi động. So với tự khởi nghiệp tự đầu tư, nhượng quyền sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong năm 2022, có 18 thương hiệu nhượng quyền nước ngoài hoặc tái ký hợp đồng vào Việt Nam. Trong 2 năm đại dịch, số lượng thương hiệu gia nhập hoặc tái ký hợp đồng để tiếp tục ở lại thị trường là 26 trong năm 2021 và 22 trong năm 2020.
Dù vậy, thực tế tại Việt Nam nhượng quyền hiện chưa được hiểu đúng. Hệ quả xảy ra những mâu thuẫn và tranh chấp trong thời gian qua, làm nhiễu loạn thị trường.
Trong khi nhượng quyền là ngành đóng góp lớn vào GDP quốc gia khi được đầu tư đúng mức để ngành phát triển, chuyên gia Nguyễn Phi Vân nhấn mạnh. Lấy ví dụ, theo bà tại Singapore ngành nhượng quyền đóng góp 3% vào GDP, tại Philippines là 5%, tại Malaysia là 6,3%, tại Mỹ là 5,1% và tại Úc là 9% hay con số ở Canada là 10%.
Ngoài GDP, đây cũng là ngành tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế. Với lý do đó, rất nhiều quốc gia đã cấu trúc ngành nhượng quyền thành ngành chiến lược để phát triển kinh tế, đặc biệt cho khối kinh tế tư nhân và đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Và cách làm của họ là chuyên nghiệp hóa một mô hình và thương hiệu, sau đó tăng tốc phát triển tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Bà Vân cũng tiết lộ, Go Global Holdings - công ty đầu tư được sáng lập bởi bà Vân và ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, chuyên lĩnh vực nhượng quyền thương mại, đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp SME - sắp ra mắt quỹ nhượng quyền vào khoảng quý 3/2023.
Hiện, Go Global đang có 8 thương hiệu trong hệ sinh thái gồm Phúc Tea, Care With Love, Phở’S, Star Home Spa, Arkki, Heramo, Run Together Vietnam, và Limart. Dự kiến năm 2023 sẽ tìm thêm 3-4 thương hiệu.
“Trong số này, ẩm thực được xem là một trong những ngành tiềm năng nhất để đi theo con đường nhượng quyền , nhờ lợi thế tính khác biệt cao và người tiêu dùng mong chờ. Việt Nam với những món ăn truyền thống và ngày càng được khách hàng quốc tế biết đến như phở, bún, bánh cuốn, bánh mì… đang đứng trước cơ hội vàng để bước ra thế giới thông qua một mô hình phù hợp”, chuyên gia nói.
Đơn cử, thương hiệu trà sữa Phúc Tea sau 6 năm kinh doanh hiện đã có 135 chi nhánh trên toàn quốc, với 80% là nhượng quyền. Hay Phở’S, là thương hiệu phở do hai anh em Nguyễn Tự Tin và Nguyễn Tiến Hải đồng sáng lập dựa trên nền tảng phở sâm Ngọc Linh của gia đình. Phở’S đang thử nghiệm mô hình phở thuần Việt từ tháng 1/2023, dù mới thành lập nhưng hiện đã và đang đàm phán hợp tác nhượng quyền tại Indonesia, Malaysia và Philippines.
Chia sẻ về câu chuyện của mình, bà Trần Thảo Vi - nhà sáng lập của chuỗi spa chăm sóc mẹ và bé Care With Love – cho biết từ con số 3 cửa hàng tại Tp.HCM vào năm đầu thành lập là 2012, hiện chuỗi đã có 11 chi nhánh với 80% là từ nhượng quyền. Mục tiêu đến hết năm nay có 20 cơ sở, và sang năm 2025 là 50 cơ sở.
Bà Vi cho biết :“Để nhượng quyền thành công, trước hết p hải nhân bản được nhân sự, quy trình. Trong đó, người chủ cần cởi mở, thẳng thắn chia sẻ ".
Ông Nguyễn Duy Tiến Trung, đơn vị nhượng quyền đầu tiên Care With Love tại quận 7 cho rằng, trong nhượng quyền, lòng tin là yếu tố đầu tiên để xây dựng sự kết nối, gắn bó lâu dài với thương hiệu. Khai trương sau đợt dịch đầu tiên, lại đối mặt với đợt dịch mới lớn hơn, thị trường chưa kịp lên đã xuống. Cửa hàng Care With Love quận 7 sau niềm tin ban đầu, thì sống sót được là nhờ vào quy trình.
“Với bên làm nhượng quyền như mình, đi ều mình quan tâm nhất là có đạt được mục tiêu đề ra hàng năm, ngoài tài chính là cái mà mình cảm nhận được rõ nhất, thì phải đảm bảo được tài chính cho nh â n viên, lượng khách và đam mê ngành nghề. Khi đối mặt với rủi ro luôn có sự chia sẻ ”, ông nói.
Nhìn chung, có 3 điều quan trọng khi nhượng quyền và đặc biệt là nhượng quyền quốc tế, theo bà Vân:
+ Chọn cách đầu tư phù hợp với khả năng và cam kết của bản thân. 50% thành công của việc chọn cách đầu tư đến từ việc hiểu chính mình và phần còn lại đến từ kỷ luật, cam kết.
+ Tận dụng nguồn lực và sự hỗ trợ của doanh nghiệp nhượng quyền.
+ Cộng tác - cộng tác - cộng tác.
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- Chiến lược khác biệt của BAEMIN Việt Nam: Tự bán thực phẩm chế biến sẵn và mỹ phẩm nhãn hiệu riêng, hướng tới trở thành nền tảng TMĐT
- Tập đoàn KIDO sắp mua lại thương hiệu bánh bao Thọ Phát
- Buzzmetrics nhận định Kazu Gain Gold thương hiệu số 1 sữa mát tăng cân
- Tập đoàn Nagakawa ra mắt sản phẩm mới tại Việt Nam và Bali
- Thương hiệu 'sinh sau đẻ muộn' quyết định 'Bắc tiến': liệu Katinat Saigon Kafe có cơ hội như Cheese Coffee, Phúc Long...?
- Bí quyết Mì Cay Seoul xây dựng thành công chuỗi nhượng quyền
- Cà phê G7 “hớp hồn” chuyên gia ẩm thực quốc tế
- Vua Nệm - Nơi hội tụ các thương hiệu hàng đầu thế giới về giấc ngủ
- Xuất hiện thương hiệu cà phê tại Việt Nam đắt hơn cả Starbucks: Nước lọc 70.000 đồng, món cao nhất có giá... 145.000 đồng
- Ai đứng sau MIA - thương hiệu vali chi 700 triệu đồng/tháng thuê mặt bằng đắt bậc nhất Việt Nam, mời các Hoa hậu làm đại sứ?