Cuộc chiến khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
Thách thức khi khởi nghiệp với công nghệ
Trong kỷ nguyên số, công nghệ là mảnh đất vàng cho những dự án khởi nghiệp. Với tài nguyên là chất xám, con người đột phá những giới hạn mới, cho ra đời những sản phẩm tối ưu phục vụ cho đời sống xã hội. Nhưng đi kèm với cơ hội luôn là thách thức, làm sao để trở nên nổi bật giữa thị trường đầy rẫy cạnh tranh? Làm sao để sản phẩm thực sự khác biệt và hữu ích?
Đối với Lê Yên Thanh, một chàng trai được biết đến là "thần đồng lập trình", người đã từng từ chối lời mời làm việc tại Google Singapore thì khởi nghiệp vẫn là hành trình đầy gian nan. Anh hiện đang là CEO của Phenikaa MaaS, một startup công nghệ hướng tới cộng đồng bằng các ứng dụng công nghệ giao thông thông minh. Một số sản phẩm nổi bật của Phenikaa MaaS có thể kể đến như bản đồ CovidMap và ứng dụng giao thông công cộng BusMap. Đối với Lê Yên Thanh, anh chọn con đường dấu thân để những ý tưởng lớn của anh đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Lê Yên Thanh cho rằng các startup có rất nhiều ý tưởng độc đáo, nhưng một ý tưởng hay không đảm bảo được sự thành công cho một sản phẩm công nghệ bởi khách hàng là người quyết định điều họ cần ở một sản phẩm. Vì vậy, các startup công nghệ cần phải thấu hiểu và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để đưa ra các giải pháp giải quyết đúng vấn đề của họ.
Thiết bị công nghệ là điều quan trọng hàng đầu đối với Phenikaa MaaS
Ngoài ra, nếu so sánh trí tuệ của con người là khối óc thì máy tính và cơ sở vật chất là cơ thể để làm nên một dự án công nghệ. Nếu hạ tầng công nghệ không đáp ứng đủ nhu cầu của công việc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và chất lượng, nhất là khi phải chạy đua để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng trong một deadline rất sát. Một hạ tầng công nghệ hiệu quả và mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng khối lượng công việc lớn trong thời gian gấp gáp.
Chọn đúng thiết bị công nghệ để nâng cao hiệu suất
Là một doanh nghiệp về công nghệ với khối lượng công việc khổng lồ, Lê Yên Thanh có yêu cầu cao đối với các thiết bị công nghệ, đặc biệt là hai yếu tố hiệu năng và bảo mật. Và anh đã chọn lựa dòng máy tính dành cho doanh nghiệp được đánh giá có độ bảo mật hàng đầu hiện nay để phục vụ cho những dự án quan trọng, bao gồm EliteBook 800 G9 và ProBook 400 G9 của HP được trang bị bộ xử lý lên đến Intel® Core™ i7 thế hệ 12, sở hữu thiết kế đột phá cho hiệu suất đỉnh cao.
HP EliteBook x360 830 G9 cơ động có thiết kế sáng tạo với bản lề xoay gập 360 độ linh hoạt
Về hiệu năng, mẫu EliteBook x360 830 G9 là một thiết bị mạnh mẽ khi được trang bị bộ xử lý Intel® thế hệ 12 giúp xử lý mượt mà các tác vụ phức tạp trong thời gian ngắn. Nhờ đó, chiếc laptop này là cánh tay đắc lực giúp nâng cao hiệu suất của CEO Lê Yên Thanh trong những thời điểm quan trọng mang tính sống còn.
Vị CEO này cũng chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh cho đến hiện tại là việc thay đổi phương thức làm việc sang hình thức kết hợp. Làm sao để có kết quả tốt nhất dù đội ngũ không trực tiếp gặp gỡ, trao đổi ý kiến là điều khiến anh quan tâm. May mắn, các dòng máy tính doanh nghiệp thế hệ mới của HP đã giúp giải quyết được vấn đề này với những tính năng đột phá về kết nối và cộng tác.
Các tính năng hữu ích cho hội họp
Trong đó, giải pháp phòng hội nghị HP Presence đã giúp ích rất nhiều cho các cuộc họp từ xa. Âm thanh rõ ràng nhờ loa kép Bang & Olufsen cùng mic khử tạp âm nhờ AI. Hình ảnh sắc nét với camera 5MP tự động điều chỉnh ánh sáng cùng tính năng Auto Frame tự động căn chỉnh khung hình. Kết nối ổn định cùng đường truyền wifi mạnh gấp 3 lần so với công nghệ trước nhờ Intel® Wi-Fi 6E (Gig+).
Kể từ khi sử dụng các sản phẩm thuộc dòng EliteBook 800 G9 và ProBook 400 G9 của HP, đội ngũ nhân sự của Phenikaa MaaS đã nâng cao hiệu suất công việc một cách đáng kể, từ đó có đủ tinh lực và thời gian để đem đến những dự án mới đột phá và sáng tạo cho cộng đồng.
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- Thương nhân đứng sau kem đánh răng anh Bảy Chà Hynos vang bóng 1 thời: Từ làm thuê trở thành ông chủ, đưa sản phẩm vô danh thành thứ không ai có thể chối từ
- Từ 2 bàn tay trắng gây dựng nên nhà xưởng 600m2, founder Gạo lứt rẫy Bh.nong: “Chẳng phải kiều nữ, tôi tự thoát nghèo để trở thành đại gia của đời mình”
- CEO 9x của F99: 23 tuổi ôm khoản nợ 2 tỷ đồng, tham vọng thành 'VinShop ngành hàng trái cây', viết tiếp giấc mộng kỳ lân
- Từ startup 'nước trường sinh' kỳ vọng tăng trưởng 100%/năm, nhìn lại thị trường máy lọc nước Việt Nam
- Chuyện thành công của người đàn ông khởi nghiệp từ tầng hầm
- Thấy bố mẹ phải đổ bỏ 10 tấn cam vì rớt giá, cô gái khởi nghiệp xây thương hiệu nổi danh xứ Nghệ
- Khởi nghiệp với thứ thực phẩm của người Nhật, “bầm dập” hơn 10 lần định từ bỏ, cô gái trả giá bằng tiền tỷ trước khi thành công
- Ông chủ Haidilao: Cậu bé sinh ra trong nghèo khó, bỏ học từ cấp 3 đã tạo nên chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới như thế nào?
- Thạc sỹ về quê cuốc đất cà phê, nghe xì xào nghi hoặc và khởi nghiệp đầy nước mắt
- Hành trình trở thành "kỳ lân" của startup tạo ra trứng thực vật làm từ đậu xanh, có thể thay thế trứng gà