Đằng sau những chiếc bánh ngọt trứ danh là câu chuyện về triết lí kinh doanh đáng ngưỡng mộ của ông chủ tập đoàn Saito Hiroshi

Không còn xa lạ với những chiếc bánh ngọt Châteraisé nổi tiếng vùng Yamanashi, thế nhưng câu chuyện thương hiệu này còn làm thế giới ngưỡng mộ hơn về cha đẻ của hãng bánh ngọt quốc dân này.
Đằng sau những chiếc bánh ngọt trứ danh là câu chuyện về triết lí kinh doanh đáng ngưỡng mộ của ông chủ tập đoàn Saito Hiroshi
 
Vùng Yamanashi có hai thứ nổi tiếng với người Nhật: ngọn núi Phú Sĩ và hãng bánh ngọt danh tiếng Châteraisé. Không chỉ trong nước, Châteraisé đang dần vươn ra thế giới với hơn 50 cửa hàng tại các quốc gia khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia… 

Khởi nghiệp với bánh su kem từ tầm nhìn khác biệt

Ông Hiroshi Saito - cha đẻ của hãng bánh ngọt Châteraisé khởi nghiệp từ năm 1954 với một cửa hàng bánh nhỏ ở quê nhà. Năm 1960, ông mở rộng quy mô thành nhà máy, chuyển thành bán kem trong siêu thị.

Thế nhưng, ông biết rằng, kem của một hãng địa phương không thể “đọ” được các hãng lớn khác về chủng loại, giá thành trong siêu thị.Vậy nên, ông đã nảy ra ý tưởng sản xuất mặt hàng mà các hãng lớn không thể cạnh tranh và ông chọn bánh su kem.

Đằng sau những chiếc bánh ngọt trứ danh là câu chuyện về triết lí kinh doanh đáng ngưỡng mộ của ông chủ tập đoàn Saito Hiroshi - Ảnh 1.

CEO Châteraisé - ông Hiroshi Saito.

Bởi bánh su kem chỉ có hạn dùng 2 ngày. Quãng thời gian này quá ngắn để các thương hiệu lớn sản xuất và vận chuyển đến phân phối. Nhờ vậy, có ngày, Châteraisé bán được hơn nửa triệu bánh su kem với những hàng dài người xếp hàng.

Từ chiếc đồng hồ tiền tỷ đến triết lí kinh doanh nhằm khẳng định vị thế

Dù đã khá thành công với mô hình kinh doanh bánh ngọt trong trung tâm thương mại, thế nhưng để có được vị thế vững vàng như hôm nay, ông chủ Hiroshi Saito đã có một quyết định táo bạo, bắt nguồn từ câu chuyện chiếc đồng hồ tiền tỷ.

 Những năm 1970, Châteraisé bắt tay với các trung tâm thương mại để mở rộng mạng lưới phân phối. Có một lần, Hiroshi Saito có cuộc hẹn quan trọng với đối tác quan trọng từ trung tâm thương mại. Cuộc gặp gỡ diễn ra khá dè dặt và đối tác đã hỏi: “Ông có muốn mua chiếc đồng hồ này không?”. Đó là một chiếc đồng hồ giá 5 triệu yên (hơn 1 tỷ đồng).

Hiroshi Saito không muốn mua món đồ này nhưng chẳng thể từ chối, bởi anh ta vừa là một người bán đồng hồ, vừa là đối tác lớn. Sau đó, ông đã rút ra bài học: “Việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn khi mình ở thế yếu”.

Ông Saito quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh, không phụ thuộc vào trung tâm thương mại nữa mà sẽ mở cửa hàng riêng, bán trực tiếp cho khách hàng. Cửa hàng đầu tiên được mở năm 1985, ở một vùng không đông đúc. Nhưng những chiếc bánh su kem trứ danh đã khiến rất nhiều người đến xếp hàng để mua. Ông liên tục mở thêm các cửa hàng khác và đến bây giờ, có hơn 500 cửa hàng trên toàn quốc. Tính theo số lượng cửa hàng, Châteraisé chính là hãng bánh ngọt châu Âu lớn bậc nhất nước Nhật.

Đằng sau những chiếc bánh ngọt trứ danh là câu chuyện về triết lí kinh doanh đáng ngưỡng mộ của ông chủ tập đoàn Saito Hiroshi - Ảnh 2.

Chiếc bánh tươi ngon, hương vị tự nhiên làm nên danh tiếng cho Châteraisé.

Năm 2015, Châteraisé bắt đầu tấn công các thị trường nước ngoài. Vẫn giữ vững chiến lược không để mình ở thế yếu, Châteraisé chọn các quốc gia châu Á có khí hậu nóng hơn.

Ông chủ Châteraisé giải thích, khí hậu nóng khiến các sản phẩm từ sữa không đạt chất lượng cao như ở xứ lạnh. Gà ở các quốc gia này uống nhiều nước vì trời nóng và cho những quả trứng lỏng hơn. Hơn nữa, Yamanashi - nơi đặt nhà máy của Châteraisé là vùng nổi tiếng bởi các loại hoa quả như nho, đào, dâu, cherry. Các nhóm nguyên liệu chính để làm bánh ngọt của Châteraisé đều chất lượng hơn so với điều kiện ở các quốc gia xứ nóng.

Đằng sau những chiếc bánh ngọt trứ danh là câu chuyện về triết lí kinh doanh đáng ngưỡng mộ của ông chủ tập đoàn Saito Hiroshi - Ảnh 3.

Hoa quả tươi mọng là một trong những lý do nhiều người yêu thích bánh Châteraisé.

Chiến lược thông minh chưa đủ, để phát triển bền vững cần vì khách hàng và cộng sự

Có thể chiếc đồng hồ tiền tỷ là nguồn cảm hứng để ông chủ Châteraisé tìm ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nhưng với ông, chiến lược kinh doanh thôi chưa đủ, điều cốt lõi để phát triển bền vững chính là chất lượng. Hãng áp dụng mô hình “Từ nông trại đến nhà máy” để quản lý nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu. Sử dụng nguồn nước suối tinh khiết từ chân núi dãy Alps, chỉ dùng trứng gà được thu hoạch trong vòng 2 ngày là số ít trong những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nguyên liệu ở Châteraisé. Sự tinh tế, cầu toàn đúng kiểu Nhật Bản đã khiến những mẻ bánh của Châteraisé chinh phục hàng triệu người dùng.

Đằng sau những chiếc bánh ngọt trứ danh là câu chuyện về triết lí kinh doanh đáng ngưỡng mộ của ông chủ tập đoàn Saito Hiroshi - Ảnh 4.

“Từ nông trại ra nhà máy” là cách Châteraisé tự tạo cho mình nguồn nguyên liệu lớn và chất lượng.

Không chỉ dừng lại ở đó, Châteraisé còn có phương châm vì đối tác, vì nhân viên rất đáng ngưỡng mộ. Châteraisé quan tâm đến những người khác thực sự muốn gì, sau đó mới đến họ muốn gì, để cân bằng lợi ích của mọi bên. Có như vậy, hãng bánh trứ danh của nước Nhật mới được lòng của tất cả và không ngừng phát triển ở các quốc gia trên thế giới.

Hãng bánh ngọt Châteraisé sẽ có mặt tại Việt Nam vào 1/1/2019, tại TTTM AEON MALL Long Biên, Hà Nội với nhiều loại bánh ngọt, kem và đồ uống hấp dẫn, được nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản với các thành phần thiên nhiên, chất lượng cao và tốt cho sức khoẻ. Trong tuần lễ khai trương, từ 1/1 đến 7/1, cửa hàng áp dụng mức giá ưu đãi và tặng một que kem cho các em nhỏ dưới 11 tuổi.

Xem thêm thông tin tại đây: https://chateraise.com.vn

 Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật