Doanh nghiệp bắt đầu “chạy đua” cho mùa mua sắm Tết Quý Mão
Theo thông tin từ Bộ trưởng bộ Công Thương Việt Nam, tổng lượng sản phẩm tiêu thụ và dịch vụ đã và đang hồi phục mạnh mẽ trong vòng 9 tháng đầu năm 2022 sau khi “chạm đáy” vào khoảng thời gian tương đương năm 2021. Tỷ lệ tăng trưởng của 9 tháng đầu năm 2022 theo báo cáo đã tăng đến 14,2% so với cùng kỳ 2019
Các giao dịch mua bán thường tăng cao trong 3 tháng cuối năm, đặc biệt là vào các mùa mua sắm trùng với ngày nghỉ lễ và các doanh nghiệp thương mại điện tử được dự báo sẽ có doanh thu bùng nổ vào dịp này.
Các ưu đãi đặc biệt vào các ngày 10/10, 11/11 hoặc 12/12 cũng như các ngày lễ lớn như Black Friday và Giáng sinh được dự đoán sẽ mang đến cơn sốt mua sắm trên toàn quốc.
Các doanh nghiệp và nhà bán lẻ đã và đang lên các kế hoạch quảng bá và khuyến mãi cũng như bổ sung hàng hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu mua sắm của người dùng vào dịp cuối năm.
Đơn cử, Masan MEATLife vừa thông báo đã và đang gia tăng công suất các Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli tại Hà Nam và Long An. Tổng sản lượng thịt heo mát và gà mát mang thương hiệu MEATDeli đưa ra thị trường trong dịp Tết Quý Mão 2023 dự kiến lên đến gần 4.000 tấn, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước. Từ đây đến Tết Nguyên Đán, MEATDeli có chương trình luân phiên áp dụng giá tốt (ưu đãi đến 20%) cho nhiều mặt hàng như giò chả, gà ngon LaChanh, thịt heo xay, thịt đùi, nạc dăm, bắp giò cuộn,…
Mặt khác, hầu hết người dùng hiện tại vẫn ưu tiên việc mua hàng trực tuyến. Người Việt dành đến 6,38 giờ mỗi ngày để truy cập internet và 58,2% trong đó dùng để mua hàng trực tuyến, theo báo cáo từ Digital 2022 report. Vì vậy, có thể dễ dàng đoán được rằng lượng lớn người dùng sẽ ghé thăm thường xuyên các trang web trực tuyến và trang thương mại điện tử trong mùa mua sắm tới đây.
Song song với sự nhộn nhịp của thị trường, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý và sắp xếp đơn hàng của họ trong mùa mua sắm do sự gia tăng người mua đột biến chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Cho nên, việc phân phối hàng hóa luôn nên được chú ý song song với vấn đề về dịch vụ khách hàng.
Cuộc đua “giữ chân” khách hàng
Ngoài cuộc đua của người mua để nhanh chân có được món hàng yêu thích với giá hời trong mùa cao điểm mua sắm, doanh nghiệp và thương nhân cũng phải chạy đua để vừa mang đến hàng hóa chất lượng cao vừa cung cấp dịch vụ khách hàng tương xứng. Nhiều doanh nghiệp nhạy bén đã tích hợp và đầu tư cho việc chuyển hóa kỹ thuật số trong việc thiết lập hệ thống chăm sóc khách hàng, với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ nhằm mang đến lợi thế trong việc cạnh tranh trên thị trường.
Ứng dụng trả lời tin nhắn tự động (Chatbot) hoặc trả lời tin nhắn thoại (Voicebot) là những công cụ phổ biến giúp cho doanh nghiệp phản hồi nhanh chóng, tự động và liên tục cho người dùng. Ngoài ra, giải pháp này còn giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tiết kiệm chi phí và giảm tải áp lực cho nhân sự chăm sóc khách hàng. Những công cụ trí tuệ nhân tạo này còn hỗ trợ họ trong việc cập nhật thông tin đơn hàng liên tục, cũng như là trả lời cho người mua nhanh chóng khi họ có nhu cầu.
Bên cạnh đó, các giải pháp đa kênh cho phép các doanh nghiệp có thể hỗ trợ khách hàng của họ mọi lúc, mọi nơi trên các kênh giao tiếp ưa chuộng của họ. Giải pháp này sẽ mang đến một trải nghiệm khách hàng trọn vẹn cho người dùng cũng như khả năng thay đổi kênh giao tiếp mà không phải lo về vấn đề mất dữ liệu tin nhắn trước.
Một báo cáo của CX Network chỉ ra rằng khách hàng khi mua hàng trên các nền tảng đa kênh thường đem đến giá trị lâu dài cho nhãn hàng nhiều hơn đến 30% so với khách hàng chỉ dùng 1 kênh mua sắm. Theo thông tin từ Forbes, doanh nghiệp với các chiến lược tiếp cận khách hàng mạnh mẽ trên nhiều kênh mua sắm giữ được trung bình đến 89% lượng khách hàng của họ, so với chỉ 33% đối với các doanh nghiệp không tối ưu hóa các chiến lược đa kênh của họ.
Thực tế cho thấy, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể phát triển công nghệ của riêng mình để phục vụ người dùng. Cho nên, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vấn đề về việc nâng cấp hệ thống chăm sóc khách hàng có thể được giải quyết bằng các nhà cung cấp thứ ba. Dựa trên các nhu cầu của doanh nghiệp, các nhà cung cấp có thể đưa ra giải pháp phù hợp và đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thông tin cho người dùng, phía Infobip nhấn mạnh.
Ngành thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Mua sắm trực tuyến đang dần hình thành nên 1 thói quen tiêu dùng mới cho phần lớn người dùng Việt. Vì thế, sự chuyển đổi số và áp dụng các công nghệ mới vào các khâu dịch vụ khách hàng trong thương mại điện tử đang trở thành 1 phần không thể thiếu trong việc giúp các nhãn hàng giữ khách hàng, mặc dù việc trồi sụt doanh thu sẽ luôn hiện hữu.
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- Winmart, Winmart+ sau 11 quý về với tỷ phú Quang: Chưa thể cắt lỗ, nhưng đã thấy những “tia sáng cuối đường hầm”
- Bắt tay cùng THACO, Emart vừa khai trương đại siêu thị thứ 2 sau 7 năm bước chân vào Việt Nam
- Doanh nghiệp ồ ạt công bố BCTC chiều tối 28/10, một số công ty lớn lớn báo lỗ
- Bột giặt LIX báo lãi quý 3/2022 tăng 163% so với cùng kỳ
- Vì sao các chuỗi KFC, McDonald, Starbucks... chạy đua lắp trạm sạc điện?
- Puratos Grand-Place - Hành trình “gieo hạt, vươn mình" trong ngành chocolate Việt
- Giữa đêm, FPT Shop đồng loạt mở bán iPhone 14: Đã nhận hơn 92.000 đơn hàng, gấp 3 lần iPhone 13 series
- PNJ xuất sắc ghi danh top 10 công ty bán lẻ uy tín 2022
- Giá trị hàng loạt DN giảm đến 50% sau 9T2022, bất ngờ 4 cái tên ngược dòng ấn tượng
- Thị trường ngày 4/10: Giá dầu, vàng tăng, bạc bật thêm 8,8%