Doanh nghiệp kinh doanh 2019: Tăng trưởng lợi nhuận nhóm bất động sản vượt mặt ngân hàng với gần 31%, ngành truyền thông giảm sâu hơn 77%

Tổng lợi nhuận sau thuế 2019 các doanh nghiệp công bố đạt khoảng 303.066 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ. Riêng quý 4/2019, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 86,23 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
 
 
 Theo thống kê từ SSI Research, tính tới hết ngày 13/2/2020 đã có tổng cộng 962 doanh nghiệp công bố BCTC quý 4/2019 (chiếm ~95% vốn hóa trên 3 sàn).

 

 

Các ngành có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ là: Viễn thông (560,7% YoY), Bất động sản (30,8% YoY), Ngân hàng (29,9% YoY), Ô tô và phụ tùng (31% YoY). Ngược lại các nhóm ngành ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận âm như Truyền thông (-77,2% YoY), Hóa chất (-37,8% YoY), Tài nguyên cơ bản (-26,9%)...

 

Trong đó, ngành bất động sản năm qua tăng trưởng tích cực cả về doanh thu và lợi nhuận, với tổng doanh thu đạt 307.362 tỷ đồng (+11,3% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 56.422 tỷ đồng (+32,1% yoy). Nguyên nhân chủ yếu là do:

(1) Theo CBRE, nguồn cung tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh sụt giảm 6% yoy do các vấn đề pháp lý, ngược lại thị trường Hà Nội tăng 7% yoy. Giá bán tại HCM tăng trung bình các phân khúc là 10-12% trong đó Quận 2, 7 & 9 ghi nhận mức tăng trung bình mạnh nhất và tại Hà Nội tăng trung bình 5% yoy;

(2) VHM, NVL, DXG, PDR tăng trưởng chủ yếu từ việc ghi nhận các dự án đã được bán trước đó;

(3) Bất động sản khu công nghiệp tăng trưởng mạnh khi nhu cầu thuê tăng từ dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc, giá cho thuê trung bình các khu công nghiệp phía Nam tăng 12% yoy và phía Bắc tăng 6.7% yoy; Tỷ lệ lấp đầy đạt 82% tại miền Nam và 69% tại miền Bắc theo JLL.

Mặt khác, nhóm ngân hàng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận. Tại 31/12/2019, tổng tài sản và tổng vốn chủ sở hữu của 18 NHTM niêm yết là 7,59 triệu tỷ đồng và 554 nghìn tỷ đồng, tăng lần lượt 13,2% và 23,6% YoY.

 

Tổng lợi nhuận trước thuế 2019 đạt 110.662 tỷ đồng (+29,5% YoY), đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng cao của vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, giao dịch BID bán vốn cho Hanabank (gần 20,3 nghìn tỷ đồng) và VCB phát hành 111 triệu cổ phiếu (thu về khoảng 6,1 nghìn tỷ) cho GIC và Mizuho cũng khiến VCSH của 2 NHTM lớn này tăng khá mạnh trong năm 2019. Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của các NHTM 2019 đến từ:

+ Tăng trưởng mạnh của thu nhập lãi ròng. NII 2019 là 231.601 tỷ đồng (+22,2% YoY) trong đó đóng góp lớn nhất đến từ CTG (+47.4% YoY) do NII 2018 sụt giảm mạnh vì xử lý nợ xấu. NIM của hầu hết các ngân hàng đều được cải thiện nhờ gia tăng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân và tăng trưởng cho vay cao hơn tăng trưởng huy động.

+ Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập (CIR) giảm.

+ Chi phí dự phòng RRTD tăng thấp hơn TOI.

+ Thu nhập từ hoạt động ngoại hối tăng mạnh: Năm 2019 là một năm rất thuận lợi với kênh mua bán ngoại tệ của các NHTM, nguồn cung ngoại tệ dồi dào, NHNN mua vào khoảng 20 tỷ USD ngoại tệ với tỷ giá mua luôn cao hơn khá nhiều so với tỷ giá mua của các NHTM. Nhờ vậy, tổng thu nhập từ ngoại hối và vàng của 18 NHTM 2019 là 8.817 tỷ đồng, tăng tới 49% YoY trong đó các ngân hàng lớn (VCB, CTG, BID) thu được lợi nhuận nhiều nhất.

+ Thu nhập từ hợp tác bảo hiểm bancasurrance tăng trưởng tốt ở các ngân hàng VPB, MBB, VIB, TCB, TPB. Trong năm 2019, VCB cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm với FWD. Nguồn thu từ kênh này hứa hẹn tiếp tục gia tăng và đóng góp ngày càng nhiều hơn vào lợi nhuận của các NHTM.

 
 
 Theo: Túc Mạch - Trí Thức Trẻ

Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật