Doanh nghiệp Việt có cơ hội tiếp cận 300 triệu khách hàng trên Amazon
Do đó, tiếp cận được 300 triệu khách hàng trên Amazon là một cơ hội rất lớn cho các DN Việt.
Để giúp DN Việt có thể thâm nhập sân chơi lớn toàn cầu, ngay từ đầu năm 2018, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã phối hợp với Amazon Global Selling - chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon nhằm hỗ trợ cho các DN Việt Nam tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá thông qua thương mại điện tử.
Amazon Global Selling cũng đã từng hộ trợ cho các DN trên toàn thế giới phát triển kinh doanh toàn cầu dù họ ở bất kì đâu. Thông qua Amazon, người bán trên toàn thế giới có thể trực tiếp tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua, trong đó có hơn 100 triệu khách hàng Prime tại nhiều thị trường khác nhau của Amazon, cũng như hàng triệu đại lý mua hàng sỉ ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Hợp tác giữa Bộ Công Thương và Amazon Global Selling
Theo ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á thì việc Amazon phát triển tại thị trường Việt Nam là bởi, Amazon nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn ở thị trường này, nhất là tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ ở Việt Nam ngay trên chính Amazon.
“Bên cạnh đó, các sản phẩm của Việt Nam rất độc đáo. Vì người Việt nổi tiếng với khả năng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, may mặc, da giày và đồ thủ công”, ông Tay chia sẻ thêm.
Tiềm năng là có, tuy nhiên, rào cản về ngôn ngữ khiến nhiều DN hay những người bán lẻ Việt Nam khó tiếp cận với các sàn thương mại điện tử. Để khắc phục điều đó, tháng 9/2018 phía Amazon Global Selling đã cho mắt trang Tiếng Việt và một Fanpage bằng Tiếng Việt trên Facebook để hỗ trợ các DN, người bán lẻ có thể tạo tài khoản trên Amazon.
Các trang web hay fanpage này còn giúp cho những người có nhu cầu bán hàng trên đây tìm hiểu được xu hướng mua hàng trên toàn cầu.
Giám đốc khu vực của Amazon Global Selling tin rằng: “Các DN Việt Nam nổi tiếng với năng lực sản xuất hàng đầu, khi kết hợp với nguồn lực từ khắp thế giới của Amazon sẽ tạo điều kiện để các DN Việt Nam phát triển và xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế.”
Sau khi “bắt tay” với Amazon Global Selling, Cục xúc tiến thương mại đã thống nhất phối hợp ở 3 nội dung. Thứ nhất là hỗ trợ DN Việt Nam, trong đó ưu tiên cho các DN nhỏ và vừa tiếp cận thị trường thế với Amazon.
Thứ 2 là phát triển thương hiệu của DN và hàng hoá Việt Nam trong môi trường thương mại điện tử của Amazon. Và cuối cùng là đào tạo cho các DN nhỏ và vừa Việt Nam về thương mại điện tử để xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng hoá và học kỹ năng bán hàng toàn cầu trên Amazon.
Chia sẻ về sự hợp tác này, Cục trưởng cục Xúc tiến thương mại, ông Vũ Bá Phú cho biết: “Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều thay đổi, Việt Nam lại có tới trên 700.000 DN là những DNNVV, nên ngoài các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống như giao thương, đi hội chợ nước ngoài thì việc đẩy mạnh thương mại điện tử là vô cùng cần thiết.”
“Amazon là gã khổng lồ về thương mại điện tử. Nên cùng với Amazon, Cục xúc tiến thương mại sẽ giúp các DN tiếp cận được với khách hàng toàn cầu, bán hàng bằng chính thương hiệu của DN ra thị trường thế giới, giúp tăng giá trị sản phẩm, quảng bá với thế giới về sản phẩm của Việt Nam”, ông Phú cho biết thêm.
Thế Hưng
Theo: dantri.com.vn
TIN CŨ HƠN
- Nikkei: Từ xe máy đến điện thoại, hàng “Made in Vietnam” phát triển nhờ trợ lực từ doanh nghiệp ngoại
- Hàng Việt sẽ bớt long đong
- Kế hoạch ‘đi lùi’ cho năm 2019
- Đại gia Singapore muốn mua khối cổ phiếu gần 2.200 tỷ của Vinamilk
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Việt còn thấp
- Những doanh nghiệp tạo nên "cú sốc" cổ tức trong năm 2018
- Thị trường smartphone Việt 2018: Bphone 3 tái xuất ngoạn mục, Vingroup lấn sân, nhưng các đại gia ngoại mới là đội "bao sân" và năm sau càng bành trướng hơn năm trước
- Elmich Việt Nam: Tạo dấu ấn bằng hành trình bền bỉ với triết lý “An toàn cho sức khỏe”
- Tập đoàn Amorepacific và tầm nhìn chiến lược dài hạn tại Việt Nam
- Điện thoại Vsmart gia nhập thị trường 7 tỷ USD