Dự báo một tháng êm ả trên thị trường tiền tệ
Sau hơn ba tháng quyết liệt, Việt Nam đang thể hiện hiệu quả trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19, qua đó giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế và các thị trường.
Sau thời gian giãn cách xã hội và kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5, hoạt động của nền kinh tế đang được nối lại ở nhiều lĩnh vực.
Trên thị trường tiền tệ, sau những biến động khá mạnh về tỷ giá USD/VND và lãi suất liên ngân hàng trong tháng 3 đến đầu tháng 4 vừa qua, quãng ổn định đang thiết lập lại. Sự êm ả được dự báo sẽ nối tiếp trong tháng 5 này.
Báo cáo kết quả dự báo của các thành viên Hội Nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) về tháng 5/2020 cùng chung nhận định đó. Cả 4 chỉ tiêu VIRA dự báo định kỳ đều hướng về sự ổn định, tiếp tục điều chỉnh nhẹ so với tháng trước.
4 chỉ tiêu VIRA dự báo gồm: tỷ giá USD/VND giao ngay liên ngân hàng, lãi suất VND liên ngân hàng kỳ hạn 1 tuần, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm và chỉ số giá tiêu dùng CPI so với cùng kỳ năm trước.
Sau xu hướng tăng mạnh cuối 2019 và đầu 2020, chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh trở lại những tháng gần đây. Tháng 5/2020, hầu hết các thành viên VIRA dự báo chỉ số CPI sẽ ở mức thấp, với vùng dao động quanh 2,5%, chỉ số ít thành viên dự báo ở mức từ 3 - 3,24%. Theo đó, lạm phát tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp.
Ở chỉ tiêu tỷ giá USD/VND giao ngay liên ngân hàng, triển vọng êm ả trong tháng này thể hiện ở dự báo của hầu hết các thành viên VIRA chỉ xoay quanh mốc 23.400 VND mức bình quân trong tháng, mức dự báo bình quân cao nhất cũng chỉ ở 23.483 VND.
Tương tự, sự ổn định của lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng, với đại diện ở kỳ hạn 1 tuần, cũng là điểm chung nổi bật trong dự báo tháng này. Hầu hết các thành viên VIRA cùng kỳ vọng chỉ tiêu này bình quân chỉ trên mức 2%/năm, phổ biến từ 2,2 – 2,3%/năm. Theo đó, mức bình quân lãi suất VND liên ngân hàng kỳ hạn 1 tuần dự báo sẽ trượt nhẹ trong tháng 5 này.
Xu hướng trượt nhẹ cũng có ở kết quả dự báo của VIRA về diễn biến bình quân lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, với khả năng thay đổi chỉ xoay quanh 2,86%/năm, thấp hơn mức bình quân của tháng trước (3,17%).
TIN CŨ HƠN
- Các ngân hàng đẩy mạnh cho vay, tín dụng cuối tháng 4 tăng nhanh trở lại
- Hàng loạt ngân hàng có nợ xấu tăng trong quý 1/2020
- Các ngân hàng đang thừa nhân lực vì covid-19
- Doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi tại ngân hàng trong 2 tháng đầu năm
- Vì sao doanh nghiệp chậm được giãn nợ, cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi suất?
- Ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn cao trong quý 1?
- Chính phủ yêu cầu có giải pháp cụ thể, thiết thực về chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh
- Thanh toán điện tử tăng đột biến trong Covid-19
- Chọn kênh đầu tư nào có lợi trong mùa dịch Covid-19?
- Vietcombank sẽ tăng tỷ trọng bán lẻ và tín dụng có tài sản đảm bảo trong năm 2020