Gặp áp lực lớn về nguồn vốn và tạo lợi nhuận, Lefair - startup bán hàng hiệu giảm giá online sắp đóng cửa hoạt động tại Việt Nam?
Trong thư gửi các đối tác cung cấp, lãnh đạo Lefair cho biết đã quyết định "tạm dừng hoạt động kinh doanh Lefair tại thị trường Việt Nam", nhưng khẳng định vẫn "duy trì hoạt động Hàng Nhập khẩu phù hợp với chiến lược 2020, tập trung vào kinh doanh hàng xuất nhập khẩu".
Lý do được doanh nghiệp này đưa ra cho "quyết định khó khăn" nói trên được nhìn nhận trong bối cảnh sự biến đổi thị trường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Trong khi đó, việc xây dựng mở rộng hoạt động thương mại điện tử đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, công nghệ - kho vận - nhân sự là những yếu tố thiết yếu để cải tạo và thay đổi ngành bán lẻ. Do vậy, Lefair vừa chịu "áp lực nguồn vốn" vừa chịu "áp lực mục tiêu tạo lợi nhuận" ngày càng lớn.
Trước các áp lực đó, đội ngũ Lefair gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để tiếp tục hoạt động. Dưới áp lực về nguồn vốn hữu hạn và yêu cầu cắt giảm chi phí vận hành - trong đó có việc đóng cửa thị trường chưa hiệu quả như Việt Nam.
Dù vậy, lãnh đạo Lefair hứa hẹn nỗ lực cải cách và thay đổi cơ cấu vận hành nhằm tái khởi động hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2021.
Lefair là trang TMĐT chuyên bán hàng hiệu giảm giá ra đời năm 2015 tại Việt Nam, sáng lập bởi 2 doanh nhân trẻ người Pháp là Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun.
Cụ thể, Leflair hướng đến việc bán hàng với số lượng lớn trong thời gian ngắn và ít loại mặt hàng, trong khi các chợ điện tử thì ngược lại, bán rất nhiều mặt hàng khác nhau với số lượng ít. Điều này cho phép, Leflair giành được lợi thế trong quá trình thương thảo với các thương hiệu, nhà phân phối nhằm mang đến cho khách hàng mức giá tốt nhất.
Leflair chọn mô hình kinh doanh giữ hàng qua kho (inventory) thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" (marketplace) nhằm giữ niềm tin với khách hàng. Cụ thể, để đảm bảo chất lượng hàng hóa từ nhà cung cấp, Leflair áp dụng mô hình trữ hàng đầu tư hai kho tại Singapore và Hongkong với hệ thống kiểm tra quản lí chặt chẽ. Cách làm này xuất phát từ tâm lý người mua đồ hiệu thường truy xuất và đặt nhiều câu hỏi về cách món hàng được vận chuyển, bảo quản.
Theo số liệu mà Lefair công bố, công ty hiện có hơn 120.000 khách hàng, doanh thu thuần mỗi năm đạt hơn 8 con số USD (hàng chục triệu USD), duy trì giá trị đơn hàng trung bình cao nhất thị trường TMĐT Việt Nam.
Năm 2018, Leflair gây chú ý khi nhận được khoản đầu tư lên tới 3 triệu USD từ Capital Management Group, gấp 3 lần khoản đầu tư pre-series A mà công ty công bố vào tháng 12/2016. Hiện tại, startup này công bố đã gọi vốn thành công tổng cộng 12 triệu USD và website thu hút hơn 1 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
TIN CŨ HƠN
- Doanh nghiệp TMĐT lo lắng quy định mới về bán rượu, bia trên mạng
- Thương mại điện tử Việt Nam 2020 sẽ ra sao?
- Giao nhận thương mại điện tử tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng ngành logistics, doanh thu năm 2020 dự nhảy vọt 30-40%
- 1 năm nhìn lại: TMĐT Việt Nam có kẻ đi - người ở, nhưng nhìn rộng toàn nền kinh tế số thì sẽ có nhiều người cùng chiến thắng
- Giao hàng nhanh đang thay đổi như thế nào?
- Thương mại điện tử thúc đẩy cuộc đua thiết bị 5G
- Cuộc đua thay đổi thói quen sắm Tết của phụ nữ Việt trên sàn thương mại điện tử
- Vì sao Alibaba thâu tóm ví điện tử của Việt Nam?
- Xu hướng thương mại điện tử đối với logistics
- Xu hướng tuyển dụng của các ngành "hot" thương mại điện tử, fintech, tiêu dùng nhanh và bán lẻ