Vì sao Alibaba thâu tóm ví điện tử của Việt Nam?
Ant Financial đã mua khối lượng cổ phần khá lớn, nắm giữ tối đa 50% cổ phần trong eMonkey và dự kiến sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến ví điện tử này. Thương vụ cho phép Ant Financial tham gia thị trường thanh toán Việt Nam do eMonkey đã có giấy phép hoạt động được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, Business Insider nhận định.
Động thái này cũng thể hiện quyết tâm mở rộng thị trường mới của Ant Financial. Bên cạnh đó, việc tiếp cận thị trường Việt Nam cũng mang lại một số giá trị đặc biệt.
Cùng với Tencent, Ant Financial đã thống trị thị trường thanh toán Trung Quốc - khoảng 90%, do vậy, việc thâm nhập các thị trường mới là cách để doanh nghiệp này tiếp tục phát triển. Bên cạnh việc tìm cách đầu tư vào các dịch vụ công nghệ khác để mở rộng phạm vi hoạt động, Ant Financial đã đẩy mạnh khả năng chấp nhận thanh toán trên toàn thế giới để khách Trung Quốc có thể sử dụng khi ra nước ngoài. Ant Financial cũng hợp tác với các ví địa phương để dễ dàng tiếp cận người dùng mới và tăng khối lượng thanh toán. Việc hợp tác với eMonkey ở Việt Nam có thể đáp ứng cả 2 mục tiêu này.
Thị trường thanh toán ở Đông Nam Á đang có tiềm năng lớn và việc tham gia thị trường Việt Nam có thể giúp Ant Financial tận dụng được điều này. Tổng khối lượng giao dịch của ngành thanh toán số tại Đông Nam Á dự kiến tăng từ 600 tỷ USD năm 2019 lên 1,1 nghìn tỷ USD năm 2025. Trong đó, ví điện tử chiếm 22 tỷ USD năm 2019 và đạt 114 tỷ USD vào năm 2025. Những con số này được trích từ báo cáo của Google, Temasek và Bain&Company.
Tổng khối lượng giao dịch của ngành thanh toán số tại Đông Nam Á dự kiến tăng từ 600 tỷ USD năm 2019 lên 1,1 nghìn tỷ USD năm 2025. Trong đó, ví điện tử chiếm 22 tỷ USD năm 2019 và đạt 114 tỷ USD vào năm 2025.
Việt Nam được dự báo sẽ là nền kinh tế Internet (bao gồm các ngành công nghiệp, thương mại điện tử, du lịch và truyền thông trực tuyến) lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Thái Lan, với giá trị lên đến 43 tỷ USD vào năm 2025. Vì vậy, Việt Nam thực sự là một mục tiêu quan trọng của Ant Financial.
Tuy nhiên, Business Insider đánh giá việc mở rộng đầu tư của Ant Financial vào Việt Nam sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Grab cũng đang nhắm đến thị trường này. Công ty cung cấp dịch vụ vận tải có trụ sở tại Đông Nam Á xem Việt Nam là một trong bốn thị trường lớn nhất và đã hợp tác với một công ty thanh toán địa phương để cung cấp dịch vụ fintech trong ứng dụng.
Hơn thế, nói với Reuters hồi tháng 8/2019 ông Ming Maa, Chủ tịch Grab đã tuyên bố có kế hoạch đầu tư "vài trăm triệu USD" vào Việt Nam. Do vậy, Ant Financial sẽ cần sẵn sàng đầu tư mạnh để lôi kéo khách hàng nếu muốn đưa eMonkey đứng đầu trong lĩnh vực thanh toán di động ở Việt Nam.
Hà Thư
Theo nguồn: BizLive
TIN CŨ HƠN
- Xu hướng thương mại điện tử đối với logistics
- Xu hướng tuyển dụng của các ngành "hot" thương mại điện tử, fintech, tiêu dùng nhanh và bán lẻ
- Thị trường thương mại điện tử: Cuộc chiến đốt tiền chưa tìm thấy điểm hòa vốn
- Sếp Shopee Trần Tuấn Anh: “Thương mại điện tử sẽ là một trong những ngành hút nhân lực nhất trong những năm tới”
- Thị trường thương mại điện tử: Cuộc chiến đốt tiền chưa tìm thấy điểm hòa vốn
- Chủ tịch Tiki: 'Thương mại điện tử là tương lai của bán lẻ'
- Bức tranh Thanh toán số 2019: MoMo bứt tốc, Moca đại nhảy vọt nhờ "mẹ" Grab chống lưng "đốt tiền", VinID Pay vươn ra ngoài hệ sinh thái Vingroup
- CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn: Dư địa TMĐT vẫn còn ở thị trường “ngách” nhưng rất khó cạnh tranh, muốn tồn tại phải tập trung đầu tư về “chất”
- Chiến địa của Grab, be, Go-Viet trong năm 2019: Những diễn biến khó lường dự báo tương lai bất định phía trước
- Lotte.vn ngưng hoạt động