Giá bất động sản "cận lộ kế metro" leo thang như thế nào?
Giá BĐS bùng nổ nhờ áp dụng "định lí" mới
"Thị" và "Giang" là hai yếu tố được nhắc tới đầu tiên trong bí quyết chọn nhà của người Việt xưa. "Thị" đơn giản là chợ hoặc nơi trung tâm, buôn bán sầm uất và "giang" là khu vực cận sông, "Lộ" là gần đường, đều nhấn mạnh về nơi thuận tiện di chuyển vì. Thực tế cho thấy, nhà ở nơi trung tâm, giao lộ thương lái đông đúc vẫn là nơi "đất lành" để "an cư lạc nghiệp".
Tuy nhiên, ngày nay, định lí này đã tồn tại nhược điểm, bởi không gian sống ở khu vực vùng lõi ngày càng ngột ngạt, thiếu không gian, điều kiện sinh hoạt xuống thấp. Bởi thế, cùng với thời gian, khi hạ tầng khủng với nhiều tuyến đường huyết mạch xuất hiện, yếu tố trung tâm không còn là điều bắt buộc.
Theo chuyên gia quy hoạch Công ty Tư vấn Kiến trúc Việt Nam, điều kiện "lộ" hiện mới là 1 trong 2 nội dung quan trọng bậc nhất. Đơn cử, trước năm 2010, tại Hà Nội, khi Đại lộ Thăng Long chưa xuất hiện, khu vực Tây Mỗ, Đại Mỗ hay Hòa Lạc dù cách trung tâm Hà Nội không xa nhưng vẫn được ví như phạm vi "ngoại thành". Nhưng hiện tại, mọi thứ đã trái ngược. Từ Mỹ Đình di chuyển vài phút đồng hồ, hoặc nhấn ga khoảng 15 phút là đã lên thẳng tới Hòa Lạc.
Chuyên gia nhận xét, khu vực này cũng là minh chứng cho sự lột xác ngoạn mục của giá bất động sản (BĐS). Trước năm 2010, giá BĐS tại đây ở nhiều vị trí chỉ xấp xỉ 10 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mức giá đã tăng gấp 2-3 lần thời điểm sau năm 2010 và thậm chí hiện tại ở nhiều vị trí đã gấp khoảng 8-10 lần.
Yếu tố thứ 2 quan trọng không kém giúp đẩy giá BĐS chính là "metro". Điều này với Việt Nam còn mới mẻ nhưng đã được tổng kết tại nhiều nước trên thế giới.
Đại diện Công ty dịch vụ bất động sản toàn cầu JLL chỉ ra trường hợp tại Chennai, thành phố lớn thứ 4 ở Ấn Độ, ngay sau khi giai đoạn 1 của tuyến metro tại đây hoàn thiện năm 2019, giá BĐS khu vực gần tuyến đường sắt đã tăng từ 3.600 rupee lên 7.000 rupee/feet vuông (0,09m2), tức là gần gấp đôi.
Hay ở Australia, giá BĐS ở khu vực dọc theo tuyến Sydney Metro Northwest (dài 36 km) cũng đã tăng gần gấp ba lần mức trung bình trên toàn quốc, theo nghiên cứu của CoreLogic - công ty nổi tiếng về phân tích thông tin kinh doanh.
Tại TP.HCM, thống kê của CBRE Việt Nam cũng cho thấy mức tăng khủng của giá BĐS khi vực metro, lên tới 75% so với giá bán khởi điểm ban đầu khi tuyến metro tại đây dần hoàn thiện.
Kết hợp cả 2 yếu tố, chuyên gia quy hoạch khẳng định: "Cận lộ kế metro chính là quy luật khi mua BĐS với bảo đảm chắc chắn về khả năng tăng giá".
Nguồn: CBRE
Giải thích thêm về câu "ngạn ngữ" mới, chuyên gia bất động sản cho rằng, điều này hợp với quy tắc: Hạ tầng làm nên giá trị của bất động sản. Sự di chuyển thuận tiện chính là động lực khiến nhiều người tìm về những khu vực gần các tuyến đường lớn, các tuyến metro. Đi theo nhu cầu ấy chính là một loạt hệ sinh thái phía sau, từ bệnh viện, trường học, tới các trung tâm vui chơi giải trí. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, metro chính là trục xương sống để hình thành nên rất nhiều "đô thị" chạy dài theo tuyến đường.
Khi quỹ đất dần cạn kiệt, các dự án sở hữu kết nối tốt sẽ thắng thế chứ không phải là vị trí gần trung tâm nhưng kết nối kém. Càng khu vực có hệ thống giao thông công cộng tốt, hiện đại, BĐS sẽ càng có giá trị lớn.
The Metrolines - Vinhomes Smart City nằm trọn giữa lòng 3 tuyến đường sắt huyết mạch của Thủ đô tuyến số 5-6-7
Nhìn lại quá khứ của các đô thị thịnh vượng nhờ Metro, các chuyên gia nhận định hoàn toàn có thể hình dung ra tương lai của dự án The Metrolines thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm). Đây là dự án tại Hà Nội nằm trọn giữa lòng 3 tuyến đường sắt huyết mạch của Thủ đô (tuyến số 5-6-7). Điều này đã mở ra kết nối "không giới hạn" bởi với mỗi tuyến đường vươn xa hàng chục cây số, cư dân có thể tùy ý lựa chọn để di chuyển về mọi hướng, từ các quận trung tâm như Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình hay khu vực sân bay Nội Bài, hoặc nếu muốn là cả khu vực phía Nam và phía Tây Thủ đô. Tam giác vàng trên còn được kết hợp bởi sự giao cắt của 3 tuyến đường huyết mạch là Lê Trọng Tấn, Vành đai 3,5 và Đại lộ Thăng Long.
Lý thuyết về "cận lộ, kế metro" theo giới chuyên gia được áp dụng hoàn hảo tại The Metrolines biến bản thân dự án trở thành một "siêu giao lộ" ở khu vực phía Tây Hà Nội.
Vấn đề quan trọng theo những người trong ngành là cư dân không cần chờ sự phát triển của những dịch vụ bao quanh các tuyến metro để hưởng sự tiện lợi. Ngay từ hiện tại, The Metrolines nói riêng và đại đô thị Vinhomes Smart City nói chung đã có thể đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc sống. Đó là chuẩn mực quản lí vận hành của Vinhomes, các trung tâm mua sắm giải trí quy mô khủng như Vincom Mega Mall, hay hệ thống giáo dục chuẩn quốc tế Vinschool và tâm điểm chăm sóc sức khỏe uy tín Vinmec.
Cư dân cũng không cần phải đi bất cứ đâu nếu muốn tập thể thao, khiêu vũ, chơi golf, dã ngoại, chèo thuyền hay đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn dưới những tán cây tùng la hán, ngắm hồ cá chép đỏ. Hệ thống công viên liên hoàn (Công viên Trung tâm Central Park, Công viên Nhật Bản Zen Park, Công viên Thể thao Sportia Park) dài tới 3km, rộng 16,3ha sẽ có đáp ứng tất cả những mong muốn ấy.
Sức hút của những giá trị sống ấy khiến Vinhomes Smart City không chỉ là ngôi nhà đáng sống của người dân Hà Nội mà chính là điểm đến của cộng đồng quốc tế. Hiện tại, nơi đây có sự góp mặt của các gia đình, cá nhân tới từ gần 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Với đầy đủ các lợi thế vàng, The Metrolines tạo ra khoản lời lớn cho người mua bởi yếu tố "2 trong 1", đó là kết nối hoàn hảo (gần các tuyến huyết mạch và hệ thống xương sống metro) và không gian sống chất lượng. "Đây sẽ là khu vực có giá trị bất động sản tăng từng ngày", chuyên gia BĐS cho biết.
Theo Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Sốt đất "xì hơi", nhà đầu tư "bỏ cọc chạy lấy người"
- Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm?
- Công nghệ đang tái định hình thị trường bất động sản
- Diện mạo mới của bất động sản khu Đông Hà Nội
- Triển vọng các phân khúc thị trường nửa cuối năm dưới góc nhìn chuyên gia
- Vì sao giá bất động sản thế giới tăng chóng mặt?
- Thị trường M&A BĐS vẫn nhộn nhịp giữa mùa giãn cách vì dịch
- Người dân Thủ đô có xu hướng dịch chuyển về vùng ven
- Bất động sản cửa khẩu – “Gu” mới của giới đầu tư sành sỏi
- Đất nền đã khó "lướt sóng", nhưng vẫn là mảnh đất màu mỡ hái ra tiền