Giao hàng tận nhà: Xu hướng không thể cưỡng lại
Việc Amazon mua lại Whole Foods đã làm rung chuyển ngành kinh doanh tạp hóa đến tận gốc. Có nhiều con đường để các nhà đầu tư tận dụng sự phổ biến của giao nhận thực phẩm qua mạng. Trong đó, các công ty công nghệ hỗ trợ thanh toán và các dịch vụ hậu cần khác.
Vậy kinh doanh giao nhận thực phẩm lớn đến mức nào? Năm 2016, Morgan Stanley cho biết tổng doanh thu ngành nhà hàng khoảng 500 tỷ USD/năm, trong đó có 210 tỷ USD thức ăn được ăn bên ngoài. Tuy nhiên trong số 210 tỷ đô đó chỉ có 30 tỷ doanh thu từ giao nhận. Gần đây hơn, NDP Group, một công ty thông tin và nghiên cứu thị trường cho biết, doanh số nhà hàng không thay đổi trong 5 năm qua nhưng doanh số giao nhận đã tăng 20%.
Tiêu chuẩn vàng đối với bất kỳ ngành kinh doanh giao nhận chính là Domino's Pizza. Từ năm 2010, cổ phiếu của công ty này tăng 2.000%. Điều đó không phải ngẫu nhiên, trong khi pizza của họ không ngon hơn của các đối thủ. Nhưng Dominos đã đem lại sự tiện lợi cho khách hàng qua việc giao hàng tận nơi.
Thông qua nền tảng Anyware, Domino's Pizza cung cấp 10 tùy chọn trong việc đặt pizza gồm Google Home, Alexa của Amazon, Slack, Facebook Messenger, Twitter, xe hoặc tivi có nối kết, đồng hồ thông minh, hay một trong những app được ưa thích của Dominos. Một khi khách hàng tạo ra hồ sơ pizza riêng, đề nghị và địa chỉ giao nhận mặc định của họ được lưu tự động, khiến cho lần giao sau dễ dàng hơn.
Đại gia McDonalds tuy chậm nhịp nhưng đang thông qua một đối tác Uber Eats để kinh doanh dịch vụ này. Năm 2017, McDonalds từ lượng giao nhận ở 200 địa điểm tại Florida tăng lên 7.000 địa điểm ở nhiều nơi trên thế giới. Công ty hiện đang giao nhận từ hơn 11.500 địa điểm, trong đó có châu Á và Trung Đông. Trong quý I/2018, doanh số của McDonalds tăng 5,5%, tương đương 1 tỷ USD.
Starbucks - chuỗi cà phê nổi tiếng thế giới được WSJ dẫn nguồn thạo tin, cho biết sẽ hợp tác với Ele.me - đơn vị chuyên trách giao thực phẩm của Alibaba, để mang cà phê và thức ăn nhẹ tới tận nhà cho khách hàng Trung Quốc - một thị trường khổng lồ. Giám đốc điều hành của Starbucks Belinda Wong cam kết: "Dịch vụ giao hàng mới của chúng tôi bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn cao để làm vừa lòng khách hàng Trung Quốc".
Theo: Doanhnhansaigon.vn
TIN CŨ HƠN
- Chỉ trong nửa năm, Zara thu về gần 1.000 tỷ đồng từ thị trường Việt Nam
- Bí mật "Hiệu ứng bánh đà" làm nên thành công của đế chế trăm tỷ đô Amazon, ai làm trong lĩnh vực bán lẻ cũng nên học theo
- Bách hóa Xanh đang tái hiện khung cảnh khai trương ‘đông như hội’ của thegioididong.com cách đây 6 năm
- Sau khi đổi chiến lược từ ngõ ra phố, Bách Hóa Xanh bước đầu bứt phá, tiếp tục tạo sự khác biệt bằng cách bán cá sống lội bể
- Những thương hiệu bán-trực-tiếp-đến-người-tiêu-dùng đã thay đổi bộ mặt Marketing như thế nào? (Phần 2)
- Lý do sau 5 năm vào Việt Nam, Starbucks vẫn chỉ 'lẹt đẹt' với 38 cơ sở: Để mở một cửa hàng ở Sài Gòn cần ít nhất 5 tỷ đồng đầu tư trong khi đó 1 quán Coffee House chỉ tốn bằng nửa
- Những thương hiệu bán-trực-tiếp-đến-người-tiêu-dùng đã thay đổi bộ mặt Marketing như thế nào (P1) ?
- Anh em nhà Albrecht và mô hình siêu thị hỗ trợ nhà cung cấp nhỏ
- Giao hàng tận nhà: Xu hướng không thể cưỡng lại
- Giá trị thương hiệu - tài sản bị bỏ quên