Go-Viet chính thức tăng chiết khấu, áp dụng chính sách hủy chuyến "hà khắc" hơn
Mặc dù việc tăng chiết khấu lên 20% tính trên cước phí mà đối tác tài xế nhận được cho mỗi đơn hàng thành công đã được Go-Viet tuyên bố từ 21/1. Tuy nhiên, Go-Viet cũng hoàn lại 10% phí dịch vụ, điều này có nghĩa ở thời điểm tăng chiết khấu, mức phí mà các tài xế phải trả chỉ là 10%.
Cũng ở thời điểm tuyên bố tăng chiết khấu, Go-Viet cũng điều chỉnh chương trình điểm thưởng và hiệu suất hoàn thành đơn hàng. Theo đó, mức hiệu suất tối thiểu mỗi ngày mà tài xế phải đạt được để nhận thưởng sẽ là 70%, thay vì 60% như trước đây (hiệu suất là phần trăm số lượng đơn hàng thực hiện thành công trên số lượng đơn hàng yêu cầu được gửi vào ứng dụng). Thông tin này áp dụng cho cả Hà Nội và TP.HCM. Đồng thời, điểm thưởng cũng sẽ tăng lên (có nghĩa là số tiền thưởng mà tài xế được hưởng sẽ giảm xuống).
Sau 1 thời gian ngắn, chính sách chiết khấu của Go-Viet thay đổi. Theo đó, Go-Viet cho biết, bắt đầu từ 0h ngày 6/3, Go-Viet sẽ ngừng hoàn 10% phí dịch vụ cho ứng dụng Go-Bike. Theo thông báo, mức phí dịch vụ được áp dụng là 20% tính trên cước phí mà đối tác nhận được cho mỗi đơn hàng thành công. Như vậy là, các đối tác tài xế Go-Bike tại TP.HCM hiện nay sẽ chính thức áp dụng mức thu chiết khẩu 20% khi sử dụng 3 dịch vụ Go-Bike, Go-Send và Go-Food.
Không chỉ tăng chiết khấu lên 20%, Go-Viet cũng đang siết lại các chính sách hoạt động đối với tài xế nhất là chính sách hủy chuyến. Cụ thể, từ 5/3, Go-Viet sẽ đình chỉ tài khoản đối tác nếu hủy 3 đơn hàng trong vòng 1 giờ và cho trôi quá nhiều đơn hàng trong thời gian 1 giờ.
Từ đầu năm nay, các ứng dụng gọi xe tại Việt Nam liên tục có những điều chỉnh về chính sách.
Cuối tháng 2 vừa qua, Grab Việt Nam cũng thông báo cách tính mới, giảm cước phí trên mỗi km chạy xe, nhưng cộng thêm cước phí tính theo thời gian di chuyển.
Cụ thể, giá cước tối thiểu cho 2km đầu tiên là 12.000 đồng. Ở mỗi km tiếp theo, trước đây giá cước là 3.800 đồng/km, nay giảm xuống còn 3.400 đồng/km; tuy nhiên khách phải trả thêm 300 đồng/phút trong thời gian di chuyển. Với cách tính toán trên, nếu 8km sau tài xế di chuyển trong vòng 10-11 phút thì cước phí mới sẽ bằng với cước phí cũ.
TIN CŨ HƠN
- Bất ngờ với thống kê tăng trưởng lợi nhuận các ngành 2018
- Smartphone bão hòa, đại gia phân phối công nghệ lấn sân FMCG
- Để cắt giảm chi phí, Tesla sẽ đóng cửa phần lớn cửa hàng và chỉ bán xe online
- Một hợp đồng 18 tỷ USD vừa được Vietjet Air ký kết
- Sau 1 năm 'đại cải tổ', Bách Hóa Xanh chuẩn bị tăng tốc, tuyên bố mở hơn 300 cửa hàng năm 2019
- Thế giới Di động hoàn thành 13% kế hoạch lãi ròng cả năm chỉ trong tháng cao điểm trước Tết, tiếp tục rót 1.000 tỷ vốn cho Bách Hoá Xanh
- Hoạt động doanh nghiệp tuần qua (17 - 23/2/2019)
- Amazon muốn tuyển thêm 100 nhà cung cấp từ Việt Nam
- Hàng Việt Nam chất lượng cao: Cần cao đến đâu?
- Đài truyền hình Singapore ví Vingroup là "Samsung của Việt Nam", khi ra đường thấy siêu thị, bệnh viện, trường học bắt đầu bằng chữ Vin, đó là dấu hiệu của dịch vụ đẳng cấp