Grab sắp mở dịch vụ giao hàng tạp hoá ở Việt Nam, chuẩn bị trở thành "siêu ứng dụng"
Tại sự kiện tổ chức tại Singapore, Grab cũng công bố GrabPlatform, nền tảng cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng trên Grab, biến Grab thành một “siêu ứng dụng hàng ngày” (everyday superapp).
Ông Anthony Tan, CEO và sáng lập Grab - Ảnh: H.Đ
|
Ông Anthony Tan, sáng lập và CEO Grab, cho biết sẽ biến Grab thành một siêu ứng dụng hàng ngày. Để làm được điều này, hãng sẽ hợp tác với nhiều đối tác khác nhau. Trong đó GrabFresh là nhà phát triển đầu tiên trên nền tảng GrabPlatform. Trước khi GrabPlatform ra mắt, công ty khởi nghiệp từ gọi xe này đã phối hợp với nhiều đối tác khác để làm dịch vụ giao hàng, dịch vụ thanh toán,...
“Chúng tôi không thể làm tốt nhất ở mọi lĩnh vực, do đó chúng tôi sẽ phải làm việc với nhiều đối tác khác nhau nhằm trở thành siêu ứng dụng hàng ngày”, Anthony Tan nói tại sự kiện.
“Càng nội địa hoá dịch vụ chúng tôi sẽ có thêm sự trung thành của người dùng, từ đó chúng tôi có nhiều đối tác phát triển sản phẩm hơn và lại có nhiều người dùng hơn”, người sáng lập ứng dụng vừa thâu tóm Uber Đông Nam Á chia sẻ.
“Tại sao đối tác chọn làm việc với chúng tôi? 3 lý do: chúng tôi có mạng lưới rộng lớn, hàng triệu người dùng cài ứng dụng, và nền tảng công nghệ”, ông Anthony nói tiếp.
Trong thông báo của Grab, hãng cho biết sẽ bổ sung thêm nhiều dịch vụ được sử dụng thường xuyên nhất trong cuộc sống hằng ngày vào ứng dụng Grab thông qua sự kết hợp cùng các đối tác cao cấp nhất trong từng ngành, những người có thể sử dụng GrabPlatform - một loạt giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép các đối tác truy cập vào các tính năng công nghệ của Grab như logistics và thanh toán.
GrabFresh là dịch vụ tích hợp đầu tiên trên GrabPlatform giữa Grab với đối tác HappyFresh - nhà cung cấp hàng tạp hóa số 1 Đông Nam Á.
GrabFresh triển khai tại Singapore và Indonesia ngay hôm nay, và sẽ có mặt tại Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines và cuối quý 3.
|
CEO Anthony Tan của Grab chụp ảnh cùng CEO HappyFresh (mặc áo sơ mi) - Ảnh: H.Đ
|
Grab cho biết đạt cột mốc 2 tỉ chuyến xe vào ngày 7/7/2018, sẽ là công ty Đông Nam Á đầu tiên đạt đến mức doanh thu 1 tỉ USD trước cuối năm 2018.
Dịch vụ kết nối di chuyển đang tăng trưởng nhanh chóng, với tổng doanh thu (Gross Merchandise Volume - GMV) tăng hơn gấp đôi trong 12 tháng qua.
Chỉ riêng trong 5 tháng (tháng 1/2018 đến tháng 5/2018), tổng số lượng giao dịch của Grab Financial đã tăng hơn gấp đôi. Đây là nền tảng thanh toán di động hàng đầu Đông Nam Á.
TIN CŨ HƠN
- Nghịch lý ngành điều: Cửa mở càng rộng, cơ hội càng hẹp
- Phong thái doanh nhân lịch lãm của dàn “cá mập” trong Shark Tank Việt Nam
- Kinh doanh đa cấp với giá vốn siêu thấp, Amway, Herbalife đang thu về hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm tại Việt Nam
- 8/10 thị trường quốc tế của Viettel đã kinh doanh có lãi
- Cao trào đại chiến cửa hàng tiện lợi: 7-Eleven khai trương 2 cửa hàng/tháng, Vingroup đặt mục tiêu 4.000 siêu thị Vinmart+, Petrolimex sẽ mở shop tại các cây xăng trên cả nước
- Chỉ 3 tuần sau tuyên bố làm điện thoại thương hiệu Việt, Vingroup đã mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ hãng sản xuất smartphone hàng đầu Tây Ban Nha
- Lời giải cho bài toán gia nhập chuỗi cung ứng xuyên quốc gia: Từ "cửa ải" Samsung đến dự án ô tô Vinfast
- Nhu cầu thay đổi, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng không thiết yếu như PNJ, Thế giới Di động, FPT Retail sẽ được hưởng lợi
- Việt Phát - tham vọng dẫn đầu về kinh doanh nguyên liệu khoáng sản tại Việt Nam
- Doanh thu tỷ đô ở Việt Nam của Coca-Cola và Pepsi