Hơn 1/3 doanh nghiệp lập mới kinh doanh bán buôn, bán lẻ
Đây là con số đã vượt qua con số kỷ lục doanh nghiệp mới cao kỷ lục của năm 2016 (110.100 doanh nghiệp).
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,8 tỷ đồng, tăng 24,3%. Nếu tính cả 1.582,6 nghìn tỷ đồng của hơn 32,2 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm 2017 là 2.714,4 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, còn có 24.349 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 140,4 nghìn doanh nghiệp. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng là 1.065 nghìn người, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm đáng chú ý là, trong 11 tháng năm 2017 có 41,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong ngành bán buôn, bán lẻ (chiếm 35,9% tổng số doanh nghiệp thành lập mới), tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; 14,8 nghìn doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,8%), tăng 8,3%; 14,7 nghìn doanh nghiệp xây dựng (chiếm 12,7%), tăng 9,1%; 8,7 nghìn doanh nghiệp khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác (chiếm 7,5%), tăng 10,9%; 6,2 nghìn doanh nghiệp dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (chiếm 5,3%), tăng 21,2%; 5,7 nghìn doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 4,9%), tăng 16,9%; 4,5 nghìn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (chiếm 3,9%), tăng 60,5%; 3,2 nghìn doanh nghiệp giáo dục và đào tạo (chiếm 2,7%), tăng 23,2%...
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 11 tháng năm 2017 là 10.814 doanh nghiệp, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 9.905 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,6%.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 11 tháng là 55.664 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 20.821 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 10,2% và 34.843 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, giảm 0,9%.
Tính riêng trong tháng 11, cả nước có 10.920 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 109,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2,1% về số doanh nghiệp và giảm 7,8% về số vốn đăng ký so với tháng trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 10,1 tỷ đồng, giảm 5,8%; tổng số lao động đăng ký trong tháng của các doanh nghiệp thành lập mới gần 88,6 nghìn người, giảm 1,5%.
Trong tháng, cả nước có 1.338 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 0,7% so với tháng trước; có 5.314 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (bao gồm: 1.567 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 3.747 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể), tăng 31,4%; có 1.020 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,6%.
Trước đó, năm 2016 ghi nhận con số kỷ lục doanh nghiệp thành lập mới với 110.100 doanh nghiệp, mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là lần đầu tiên, Việt Nam có hơn 100 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong một năm. Đó chính là kết quả của tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ mà Chính phủ đã phát động kể từ đầu năm 2016.
Hiện tại, một trong những nội dung của Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phải có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp. Với tốc độ thành lập doanh nghiệp mới đầy hứng khởi như hiện nay, dự kiến 2017 sẽ tiếp tục có trên 100.000 doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.
TIN CŨ HƠN
- Đại diện McDonald’s Việt Nam: Chúng tôi muốn phát triển theo hướng “hữu xạ tự nhiên hương”, "chậm mà chắc" chứ không mở ồ ạt
- Làm sao khai phá “mỏ vàng” hàng trăm tỉ USD từ thị trường bán lẻ?
- Cuộc chiến cửa hàng tiện lợi
- Vissan bán sỉ thịt heo bên cạnh chợ truyền thống
- Đây là nhóm ngành hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư nhất trong 11 tháng của năm 2017
- Mì ngoại "lấn lướt": Sức ép lớn với doanh nghiệp nội
- Nỗi ân hận Black Friday: Tiêu tốn ngàn USD rồi khóc ròng thanh lý gấp
- Thị trường bán lẻ Việt: Cửa hàng tiện lợi 'lên ngôi'
- Việt Nam là một trong 6 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới
- Việt Nam tiêu thụ mì gói nhiều thứ 4 thế giới