Kem Thủy Tạ không còn sống bằng kem, thương hiệu hơn 60 năm tuổi của Thủ đô đang dần mai một?
Công ty cổ phần Thủy Tạ, đơn vị sở hữu thuơng hiệu Kem Thủy Tạ mới đây đã công bố kết quả kinh doanh năm 2019 giảm mạnh so với các năm trước.
Cụ thể, doanh thu của Thủy Tạ đạt 88,1 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước và chỉ đạt 80% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế là gần 800 triệu đồng, giảm tới 67% so với năm trước và chỉ đạt 15% kế hoạch.
Theo lý giải của công ty, mảng kem năm 2019 gặp rất nhiều khó khăn do sự sụt giảm doanh thu của khối thị trường kem công nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống dây chuyền sản xuất kem và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã được đầu tư từ lâu, chất lượng đã xuống cấp, thường xuyên hỏng hóc, sửa chữa thay thế nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong khi doanh thu từ kem sụt giảm, doanh thu mảng nhà hàng cùa Thủy Tạ năm qua tăng mạnh, đạt 61 tỷ đồng. Như vậy, đây là năm đầu tiên nguồn thu chính của Thủy Tạ không còn đến từ kem mà đến từ mảng kinh doanh nhà hàng.
Một khó khăn nữa của Thủy Tạ là công tác tuyển dụng, thu hút và giữ người lao động gắn bó với hoạt động của công ty vẫn gặp nhiều khó khăn do mặt bằng lương của công ty thấp, ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng hóa mùa vụ cao điểm; đặc biệt đối với nhân sự có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao và lao động trực tiếp. Thu nhập bình quân của nhân viên Thủy Tạ là 6,9 triệu đồng/người/tháng, tăng khoảng 6% so với năm 2018.
Năm 2020, Thủy Tạ đặt mục tiêu doanh thu 96,33 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 19,15 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận này cao hơn rất nhiều so với kết quả những năm gần đây của Thủy Tạ. Các năm trước, Thủy Tạ cũng thường xuyên đặt kế hoạch lợi nhuận cao nhưng đều không hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Không những vậy, tình hình kinh doanh năm nay còn thêm phần khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Thủy Tạ tiền thân là nhà hàng Thủy Tạ, được thành lập từ tháng 5/1958, là nhà hàng duy nhất nằm bên bờ Hồ Gươm, trung tâm Thủ đô. Năm 1999, Thủy Tạ đưa vào hoạt động 1 nhà máy kem công nghiệp với công suất 1 triệu lít/năm dựa trên công nghệ của Ý. Thời gian đầu sản phẩm kem có 14 loại và đến nay đã nâng con số này lên 50.
Thủy Tạ hiện sở hữu 3 nhà hàng, đều đặt trên phố Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, là nhà hàng Đình Lang, cung cấp món ăn dân tộc 3 miền, nhà hàng Mamarosa chuyên ẩm thực Âu - Ý và nhà hàng Long Vân phục vụ đồ ăn nhanh, cà phê giải khát, các bữa ăn trưa ăn tối cho du khách.
TIN CŨ HƠN
- CEO chuỗi pizza Việt sáng tạo ‘burger corona’ lên báo ngoại: Trả 4 mặt bằng, đưa 3 cửa hàng vào chế độ ‘ngủ đông’, duy trì 5 điểm bán online và lập 3 nhóm hành động cầm cự mùa dịch!
- Ngay khi Covid-19 ập đến, CEO hãng đồ dùng thể thao Lululemon yêu cầu đóng tất cả các cửa hàng và chuyển sang bán trực tuyến, kết quả thành công không ngờ
- Mùa dịch, người người nhà nhà đổ bộ quảng cáo online, Loship ‘đi ngược chiều’ bằng chiến dịch quảng cáo ngoài trời thú vị
- "Cha đẻ" bánh mì thanh long – Kao Siêu Lực: Doanh số ABC Bakery đã giảm hơn 50%, mùa dịch bán hàng chẳng mong lời, chỉ cần không lỗ!
- Giữa mùa dịch Covid-19: Một thương hiệu đồ ăn mở liền 10 quán tại Hà Nội, đặt mục tiêu 3.000 điểm bán trong 3 năm nhờ cộng sinh với các chuỗi F&B
- Phát triển thương hiệu: Hiểu trước, Xây sau
- “Hết thời” kinh doanh hàng hiệu giá rẻ
- Vì sao các thương hiệu thời trang nổi tiếng Louis Vuitton, Uniqlo và Zara cập bến Việt Nam?
- Bột giặt LIX và cuộc chiến “ngầu bọt”
- Mì ăn liền Việt âm thầm có mặt tại nhiều trang bán hàng online của nước ngoài với giá bán chắc chắn không hề rẻ