Giữa mùa dịch Covid-19: Một thương hiệu đồ ăn mở liền 10 quán tại Hà Nội, đặt mục tiêu 3.000 điểm bán trong 3 năm nhờ cộng sinh với các chuỗi F&B
Dịch bệnh Covid lan rộng đang khiến các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch, khách sạn và cả F&B lao đao. Nhiều thương hiệu lớn như Golden Gate, Otoke Chicken, Mr Bean,… đã phải tạm thời đóng cửa một số nhà hàng của mình khi doanh thu sụt giảm nghiêm trọng trong khi chi phí mặt bằng, nhân công vẫn phải trả đều.
Trái với động thái đóng cửa hàng loạt ấy, một thương hiệu “street food” với các kiot bán đồ ăn đường phố đã khai trương 10 điểm bán tại Hà Nội từ đầu tháng 1.
Chị Đỗ Hương Ly, nhà sáng lập EM+ chia sẻ ý tưởng với chúng tôi: “Những người nhận nhượng quyền thương hiệu thường không được thay đổi mô hình gốc. Tôi muốn tận dụng mặt bằng dư thừa của các cửa hàng, nhà hàng đó để phát triển mô hình tích hợp, nhượng quyền các kiot bán đồ ăn, vừa không ảnh hưởng, vừa trao thêm giá trị cộng sinh cho mô hình nhượng quyền gốc.”
Theo đó, chủ nhượng quyền các quán trà sữa hay bất kì cửa hàng nào cũng có thể nhận nhượng quyền thương hiệu ẩm thực này để tận dụng khoảng mặt tiền trống đã thuê, tăng thêm doanh thu.
“Hiện chúng tôi đã ra mắt được 10 điểm bán tại Hà Nội, một nửa trong số đó đặt tại mặt tiền các quán trà sữa DingTea. Tôi đang làm việc sâu hơn với master của DingTea cũng như các chuỗi khác để nhân rộng mô hình hơn. Mục tiêu là trở thành thương hiệu Việt Nam đầu tiên xây dựng văn hóa ẩm thực đường phố.”
Nhà sáng lập tự tin rằng với tình hình dịch bệnh có khả năng sẽ kéo dài, EM+ có thể đặt ngay các kiot bán đồ ăn tại những khu vực có người cách ly, phục vụ nhu cầu của người dân.
Theo chia sẻ, hiện 50 cơ sở nhượng quyền đầu tiên sẽ được miễn phí phí nhượng quyền. Người nhận nhượng quyền chỉ mất khoản vốn đầu tư nhỏ, khoảng 20 triệu đồng cho phí tham gia, 30 triệu cho chi phí đầu tư cơ sở vật chất là đã có thể vận hành một kiot. Các quy trình đóng gói sản phẩm, vận hành, quản lý đã được công ty chuẩn hóa.
Khai trương trong mùa dịch nhưng chị Hương Ly cho biết doanh thu của mỗi điểm bán hiện dao động từ 1,5 – 2,5 triệu đồng/ngày và khá ổn định. Thực đơn được thay đổi theo tuần, phục vụ cả những món ăn nhanh và đặc sản địa phương.
Nữ doanh nhân này cũng tiết lộ: “Mục tiêu là phát triển 3.000 điểm trong vòng 3 năm và xa hơn là 200.000 điểm trên toàn Đông Nam Á. Trước mắt, trong năm đầu tiên là 500 điểm trên toàn quốc. Tôi hy vọng có thể tạo một mô hình kinh doanh cộng sinh, tận dụng được mặt bằng cho ngành F&B.
Với một mô hình chuỗi tăng trưởng nhanh như vậy, thì hệ thống quản trị phải lớn và chuyên nghiệp. Chính vì thế nên tôi tìm đến shark Bình và Quỹ NextTech để tối ưu hệ thống quản trị bằng việc sử dụng các hệ thống phần mềm tiên tiến, tiện lợi.”
Về vấn đề chuỗi cung ứng, bếp nấu, cô cho biết đều đã chủ động được và chuẩn hóa quy trình, điều mà những mô hình tương tự trước đó chưa làm được. “Lâu dài EM+ sẽ giống các điểm trung chuyển, đầu vào sẽ mở rộng hợp tác cùng các Bếp có dư thừa nguồn lực”, chị Ly chia sẻ.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Phát triển thương hiệu: Hiểu trước, Xây sau
- “Hết thời” kinh doanh hàng hiệu giá rẻ
- Vì sao các thương hiệu thời trang nổi tiếng Louis Vuitton, Uniqlo và Zara cập bến Việt Nam?
- Bột giặt LIX và cuộc chiến “ngầu bọt”
- Mì ăn liền Việt âm thầm có mặt tại nhiều trang bán hàng online của nước ngoài với giá bán chắc chắn không hề rẻ
- Lấy cảm hứng từ bánh mỳ thanh long, ông chủ nhà hàng ở Hà Nội làm pizza thanh long, giá chỉ 55 ngàn đồng/cái
- 80% thương hiệu viễn thông giảm giá trị, vì sao Viettel tăng hạng mạnh nhất trong Brand Finance Global 500?
- Thương hiệu lọc nước Mitsubishi Chemical Cleansui khai trương Premium Showroom tại thành phố Hồ Chí Minh
- Vì sao McDonald’s sau gần 4 năm, Phúc Long phải mất tới 7 năm ở Sài Gòn mới quyết định bắc tiến ra Hà Nội?
- Morra từng bước khẳng định thương hiệu nước hoa của người Việt