Không thể 'đốt tiền' thêm nữa, Shopee quyết định tăng tỷ lệ hoa hồng thu từ người bán, cắt giảm mã 'freeship'
Tập đoàn thương mại điện tử và game có trụ sở tại Singapore là Sea đang chuyển tập trung sang việc cải thiện lợi nhuận sau một thời gian tăng tốc phát triển thần tốc năm qua nhờ nhu cầu tăng trong thời kỳ đại dịch.
Tổng doanh thu của hãng trong năm qua dự kiến tăng gấp đôi nhưng vẫn chưa thể có lãi bởi chi tiêu quá nhiều cho việc giành thị phần.
Trong 9 tháng đầu năm tính tới tháng 9, Sea báo cáo doanh thu đạt 2,8 tỷ USD, tăng gấp đôi so với 1 năm trước và thua lỗ ở mức 1,09 tỷ USD, so với mức lỗ 1,17 tỷ USD từ một năm trước.
Chi nhánh Shopee của công ty đã phát triển chóng mặt trong đại dịch và trở thành website thương mại điện tử được ghé thăm nhiều nhất ở 6 quốc gia mà họ đang hoạt động. Về tốc độ tăng trưởng, Sea cũng mở rộng nhanh chóng trong mảng kinh doanh thanh toán kỹ thuật số trên khắp khu vực.
Là một công ty công nghệ Đông Nam Á hiếm hoi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, Sea thu hút nhiều sự chú ý trên thị trường chứng khoán vào năm ngoái mặc dù thua lỗ. Những nhà đầu tư ưa thích tốc độ tăng trưởng nhận thấy tiềm năng phát triển của Sea ở khu vực. Họ tin rằng Sea có thể trở thành Alibaba hoặc Tencent của châu Á trong tương lai.
Giá cổ phiếu của Sea đã tăng hơn 5 lần trong năm 2020, trở thành cổ phiếu tốt nhất trong những công niêm yết lớn của châu Á. Công ty được định giá ở mức 126 tỷ USD vào ngày thứ 2 so với mức 134 tỷ USD của Sony và 100 tỷ USD của Uber.
Tuy nhiên tuần trước, giá cổ phiếu Sea đã giảm 10% so với mức đỉnh vào ngày 19/2.
Theo báo cáo hồi tháng 1 từ DBS Group Holdings, công ty này tính tới cuối quý 3 của năm 2020 đã tăng mức hoa hồng thu của người bán trên nền tảng Shopee ở một vài thị trường.
Bước đi này là nhằm "cải thiện khả năng kiếm tiền", theo chuyên gia phân tích tại DBS Sachin Mittal. Người này nói rằng doanh thu từ tiền hoa hồng chiếm một lượng lớn doanh thu của Shopee. Ở Việt Nam là một ví dụ, tiền hoa hồng thu từ người bán đã tăng từ 3 – 5%, phụ thuộc vào từng mặt hàng sản phẩm so với mức 1 – 2% trước đây.
Với mảng kinh doanh tài chính, vào năm ngoái công ty đã giành được giấy phép hoạt động ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore. Họ cũng đã mua lại nhà băng Indonesia là Bank Kesejahteraan Ekonomi. Những động thái này sẽ giúp mang về nguồn doanh thu mới cho công ty.
Tuy nhiên vấn đề cải thiện lợi nhuận có thể khó khăn hơn ở một môi trường cạnh tranh như Đông Nam Á. Kỳ lân Indonesia là Gojek và Tokopedia đang trong quá trình đàm phán sáp nhập có thể tạo ra một tập đoàn công nghệ đáng chú ý nếu thành công. Siêu ứng dụng của Singapore là Grab cũng đã có được giấy phép kinh doanh ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore hiện cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính của Sea.
Chuyên gia phân tích JPMorgan chỉ ra vào tháng 2 rằng sự cạnh tranh giành thị phần có thể khiến tốc độ tăng trưởng và kế hoạch tạo ra lợi nhuận của Shopee gặp rủi ro.
Trong bài phỏng vấn với tờ Nikkei vào năm ngoái, CEO Sea là Forrest Li tỏ ra không bận tâm tới những mối lo ngại như vậy bằng việc nói rằng công ty của ông "không muốn gây tổn hại tới tiềm năng tăng trưởng" và rằng Sea "có thẻ có lợi nhuận bất kỳ lúc nào" chỉ đơn giản bằng cách giảm chi phí marketing.
Nguồn: Nikkei
Tập đoàn thương mại điện tử và game có trụ sở tại Singapore là Sea đang chuyển tập trung sang việc cải thiện lợi nhuận sau một thời gian tăng tốc phát triển thần tốc năm qua nhờ nhu cầu tăng trong thời kỳ đại dịch.
Tổng doanh thu của hãng trong năm qua dự kiến tăng gấp đôi nhưng vẫn chưa thể có lãi bởi chi tiêu quá nhiều cho việc giành thị phần.
Trong 9 tháng đầu năm tính tới tháng 9, Sea báo cáo doanh thu đạt 2,8 tỷ USD, tăng gấp đôi so với 1 năm trước và thua lỗ ở mức 1,09 tỷ USD, so với mức lỗ 1,17 tỷ USD từ một năm trước.
Chi nhánh Shopee của công ty đã phát triển chóng mặt trong đại dịch và trở thành website thương mại điện tử được ghé thăm nhiều nhất ở 6 quốc gia mà họ đang hoạt động. Về tốc độ tăng trưởng, Sea cũng mở rộng nhanh chóng trong mảng kinh doanh thanh toán kỹ thuật số trên khắp khu vực.
Là một công ty công nghệ Đông Nam Á hiếm hoi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, Sea thu hút nhiều sự chú ý trên thị trường chứng khoán vào năm ngoái mặc dù thua lỗ. Những nhà đầu tư ưa thích tốc độ tăng trưởng nhận thấy tiềm năng phát triển của Sea ở khu vực. Họ tin rằng Sea có thể trở thành Alibaba hoặc Tencent của châu Á trong tương lai.
Tuy nhiên tuần trước, giá cổ phiếu Sea đã giảm 10% so với mức đỉnh vào ngày 19/2.
Theo báo cáo hồi tháng 1 từ DBS Group Holdings, công ty này tính tới cuối quý 3 của năm 2020 đã tăng mức hoa hồng thu của người bán trên nền tảng Shopee ở một vài thị trường.
Bước đi này là nhằm "cải thiện khả năng kiếm tiền", theo chuyên gia phân tích tại DBS Sachin Mittal. Người này nói rằng doanh thu từ tiền hoa hồng chiếm một lượng lớn doanh thu của Shopee. Ở Việt Nam là một ví dụ, tiền hoa hồng thu từ người bán đã tăng từ 3 – 5%, phụ thuộc vào từng mặt hàng sản phẩm so với mức 1 – 2% trước đây.
Với mảng kinh doanh tài chính, vào năm ngoái công ty đã giành được giấy phép hoạt động ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore. Họ cũng đã mua lại nhà băng Indonesia là Bank Kesejahteraan Ekonomi. Những động thái này sẽ giúp mang về nguồn doanh thu mới cho công ty.
Tuy nhiên vấn đề cải thiện lợi nhuận có thể khó khăn hơn ở một môi trường cạnh tranh như Đông Nam Á. Kỳ lân Indonesia là Gojek và Tokopedia đang trong quá trình đàm phán sáp nhập có thể tạo ra một tập đoàn công nghệ đáng chú ý nếu thành công. Siêu ứng dụng của Singapore là Grab cũng đã có được giấy phép kinh doanh ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore hiện cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính của Sea.
Chuyên gia phân tích JPMorgan chỉ ra vào tháng 2 rằng sự cạnh tranh giành thị phần có thể khiến tốc độ tăng trưởng và kế hoạch tạo ra lợi nhuận của Shopee gặp rủi ro.
Trong bài phỏng vấn với tờ Nikkei vào năm ngoái, CEO Sea là Forrest Li tỏ ra không bận tâm tới những mối lo ngại như vậy bằng việc nói rằng công ty của ông "không muốn gây tổn hại tới tiềm năng tăng trưởng" và rằng Sea "có thẻ có lợi nhuận bất kỳ lúc nào" chỉ đơn giản bằng cách giảm chi phí marketing.
Nguồn: Nikkei
TIN CŨ HƠN
- Kinh doanh trực tuyến - Kim chỉ nam cho doanh nghiệp trong năm “bình thường mới”
- Chủ động trước đợt sóng dịch thứ 3: Nhiều nhà bán hàng đẩy mạnh kinh doanh trên TMĐT
- Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?
- CEO 7Hit.vn: Chất lượng sản phẩm & dịch vụ khách hàng là sự sinh tồn của chúng tôi
- Trong khi Tiki, Lazada và Sendo tiếp tục sa sút, Shopee lại bứt tốc chóng mặt trong cuộc đua thương mại điện tử
- Thương mại điện tử Việt Nam một năm khởi sắc với 11,8 tỷ USD
- Loship mở rộng dịch vụ giao đồ ăn trên ứng dụng Sacombank Pay
- CFO Tiki: Mỗi năm, chúng tôi đầu tư hàng chục triệu USD vào logistics, công nghệ và nguồn nhân lực để phát triển thành nền tảng mở
- Thế lực công nghệ đứng sau chuỗi Pizza 4P’s: 100% IT “nhà làm”, chuyển đổi số nhanh gấp 3 lần Tiki, lọt top 10 TMĐT Việt Nam
- Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao tự thành lập sàn thương mại điện tử riêng, là nơi các DN thành viên bán online, tuyên bố tuyệt đối không bán hàng giả