Lazada không cho kiểm hàng khi nhận, nhiều người lo mua nhầm hàng giả
Sàn thương mại điện tử Lazada hơn một tháng trước ra thông báo kể từ ngày 15-3-2019, sàn áp dụng chính sách "Không hỗ trợ đồng kiểm khi nhận hàng".
Theo đó, người mua khi nhận hàng sẽ không được mở kiện hàng ra xem mà chỉ được kiểm tra các yếu tố bên ngoài của kiện hàng và chỉ được mở kiện hàng sau khi đã thanh toán đầy đủ cho nhân viên giao hàng.
Lazada ngừng chính sách đồng kiểm vì cho rằng người giao hàng không có trách nhiệm về chất lượng hàng hóa - Ảnh: Tấn Thạnh
Khách hàng được quyền từ chối nhận hàng nếu quan sát thấy các dấu hiệu bên ngoài kiện hàng có bất thường như móp méo, không còn nguyên vẹn, sai thông tin người nhận… và được hoàn tiền trong vòng 10 ngày làm việc.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc đối ngoại Lazada Việt Nam, giải thích quyết định này dựa trên cơ sở giao dịch thực tế trên thị trường. "Cụ thể, sàn thương mại điện tử là nơi kết nối người mua và người bán với nhau. Trong khi đó, người đồng kiểm lại là người giao hàng, họ không nắm được thông tin hàng hóa, tính chất của từng loại hàng hóa nên không thể giải thích hay nhận trách nhiệm trong tình huống này được" - ông Tuấn nói rõ thêm.
Vậy Lazada có chính sách nào khác để bảo đảm quyền lợi của khách hàng? Lãnh đạo công ty bán lẻ trực tuyến này cho biết hãng cho phép người mua hàng được trả hàng trong thời gian từ 3-15 ngày sau khi nhận hàng. Với hàng hóa trả lại, hãng sẽ không tính chi phí vận chuyển.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua người tiêu dùng chưa hài lòng với chính sách đổi trả của các sàn thương mại điện tử, trong đó có Lazada. Động thái này được cho sẽ góp phần làm tăng nguy cơ người tiêu dùng mua phải hàng giả, nhái, không đảm bảo chất lượng…
Người lao động
TIN CŨ HƠN
- Đây là mô hình kinh doanh tiềm năng nhờ 'ăn theo' sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới
- Vì sao Amazon phải rút khỏi thị trường Trung Quốc?
- Ngành TMĐT Việt Nam tăng trưởng 30%/năm nhưng đang đối mặt căn bệnh được Jack Ma ví là 'ung thư' và đây là cách Bộ công thương ứng phó
- Việt Nam có đại dịch "1 sao" còn trên Amazon, đại dịch "5 sao" đang nhấn chìm website thương mại điện tử lớn nhất thế giới này
- Năm sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam nói không với hàng giả
- Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử
- Quyền năng của sự tương tác
- Được xem là trợ thủ của thương mại điện tử nhưng thực tế sử dụng công cụ này là một điều bất ngờ tại Việt Nam
- Làm gì để thu hút tâm trí người tiêu dùng thế hệ Millennials?
- Ác mộng bán hàng trên Amazon: Thành công chưa bao lâu thì bị Amazon “sao chép”, bán giá rẻ hơn và vị trí trưng bày xịn hơn